Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Viêm xoang tái phát có nguy hiểm?

- Hỏi: Em mắc bệnh viêm xoang thường xuyên bị tái phát mỗi khi thời tiết thay đổi. Xin bác sĩ cho biết bệnh tái phát thường xuyên như vậy có nguy hiểm - Nguyễn Thị Ba (Yên Bái)


nhungthoiquentotphongtranhviemmuidiung


- Trả lời: Viêm xoang là bệnh rất phổ biến phần lớn trường hợp là viêm đa xoang, tức viêm nhiều xoang cùng lúc các lỗ thông xoang bị bít tắc, làm cho các chất tiết trong xoang bị ứ đọng, lâu dài sẽ bị nhiễm khuẩn, hóa mủ góp phần vào quá trình gây viêm. Bệnh thường hay tái phát kéo dài trở thành mạn tính.


Nếu quá trình bị viêm xoang không được điều trị hoặc điều trị không đúng liệu trình thì có thể dẫn tới các biến chứng. Các biến chứng tùy thuộc vào lứa tuổi, vị trí bị viêm nhiễm.


Cơ địa bệnh nhân (suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh polype mũi, lệch vách ngăn mũi) hoặc quá trình điều trị không tốt… cũng tạo điều kiện cho các biến chứng xảy ra. Những biến chứng thường gặp ở mắt do phía trước hốc mắt là xoang hàm, phía trên là xoang trán, phía trong là xoang sàng và xoang bướm.


Nhiễm khuẩn ổ mắt do viêm xoang nếu không được điều trị thì có thể gây giảm thị lực hoặc mù lòa. Nguyên nhân là do quá trình viêm nhiễm lan tỏa hoặc theo đường mạch máu từ xoang qua hốc mắt gây nên các biến chứng tại mắt.


Ngoài ra, có thể dẫn đến viêm mô liên kết quanh hốc mắt, mi mắt sưng phù. Hoặc viêm dây thần kinh thị giác, áp-xe mi mắt, áp-xe túi lệ… Các biến chứng xương như: viêm cốt tủy xương trán hay xương hàm trên…


Vì vậy, khi mắc bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng để được khám và điều trị. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ nhằm hạn chế các biến chứng.


Bác sĩ Nguyễn Dự



Viêm xoang tái phát có nguy hiểm?

Phòng dị ứng cho thai nhi, mẹ bầu cần ăn gì?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị dị ứng là do nhân tố di truyền. Chỉ cần một trong số những người thân của trẻ được chẩn đoán là viêm da dị ứng, hen suyễn dị ứng, viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng thực phẩm thì thai nhi sau khi chào đời, xác suất bị các dị ứng kể trên sẽ rất cao. Để phòng cho trẻ khỏi bị dị ứng ngay từ khi mang bầu, thai phụ đã có thể chuẩn bị cho bé một chút hành trang trước khi chào đời.


phong-di-ung-cho-thai-nhi-me-bau-can-an-gi


Thai phụ nên ăn 5 lần các loại hạt /tuần


Trẻ có bị dị ứng hay không có thể phòng trước vào giai đoạn thứ 2 của thai kỳ (tháng thứ 4) và trong vòng từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 9 sau khi sinh ra, tức là có thể làm giảm đáng kể nguy cơ dị ứng cho trẻ. Trong báo cáo nghiên cứu đăng trên tạp chí Y học nhi khoa của hội Y học Mỹ (JAMA Pediatrics) cho biết, mỗi tuần, thai phụ nên ăn 5 lần các loại hạt như lạc, đậu, vừng, (mỗi lần khoảng 45-55 gram) sẽ giảm được xác suất bị dị ứng khi trẻ chào đời. Vì vậy, trong thời gian mang thai, thậm chí cả trước và sau khi sinh, các mẹ nên ăn các loại hạt, lạc đều có thể giúp trẻ phòng dị ứng.


Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, nếu cơ thể mẹ vốn đã bị dị ứng với loại thực phẩm nào đó thì càng phải tránh loại thực phẩm này trong thời gian mang thai. Những thực phẩm khác bị liệt vào các thực phẩm dễ gây dị ứng cũng phải chú ý, đừng dùng quá nhiều. Chẳng hạn như các loại tôm cua, sô cô la, thực phẩm chế biến sẵn…


phong-di-ung-cho-thai-nhi-me-bau-can-an-gi-1
Ăn nhiều cá và rau xanh


Các chất dinh dưỡng có chứa các loại vitamin C, E, β, carotene và axit béo Omega-3 giúp làm giảm nguy cơ dị ứng. Vì vậy, trong thức ăn của trẻ nên có nhiều trái cây và rau củ hơn. Chẳng hạn như các loại hoa quả giàu hàm lượng vitamin C, cà rốt, rau xanh màu sẫm hoặc cá hồi, cá tuyết có chứa axit béo Omega-3. Cũng có thể thêm một vài thực phẩm vi sinh giúp phòng ngừa các triệu chứng dị ứng đường hô hấp nhưng với các triệu chứng dị ứng da như: viêm da dị ứng, phát ban, bệnh chàm thì tác dụng giảm thiểu và phòng dị ứng ít hiệu quả hơn.


Cho trẻ ăn dặm bổ sung khi trẻ sau 6 tháng tuổi


Bình thường, trẻ khoảng 4 tháng tuổi trở lên đã có thể bước vào giai đoạn ăn dặm bổ sung. Có điều nếu trong gia đình có người có tiền sử bị dị ứng thì tốt nhất nên sau 6 tháng tuổi mới cho bé ăn dặm bổ sung, cần tránh cho bé ăn những thực phẩm có chứa trứng hoặc lúa mạch. Chúng ta có thể cho bổ sung dần dần từng chút một để phân biệt được các thực phẩm gây dị ứng.


Theo Babi



Phòng dị ứng cho thai nhi, mẹ bầu cần ăn gì?

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Có nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày?

BS. Bảo Thư – Hiện nay, do tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, khói bụi ngày càng nhiều khiến không ít người có thói quen nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày để phòng chống các bệnh viêm mũi, xoang, họng… Tuy nhiên việc làm này không đem lại hiệu quả như nhiều người nghĩ, thậm chí có thể gây hại cho vùng mũi, xoang.


conennhomuibangnuocmuoisinhly


Trong trường hợp mũi, xoang bình thường, không bị viêm nhiễm gì mà lại cứ nhỏ nước muối sinh lý vào sẽ làm cho niêm mạc của các vùng này đang khô ráo trở nên ẩm ướt. Việc này vô tình đã làm thay đổi môi trường tự nhiên của các vùng niêm mạc mũi, xoang khiến cho chúng bị biến tính và trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh luôn sẵn có trong môi trường tự nhiên bên ngoài cơ thể. Vì vậy, nếu mũi, xoang bình thường, không bị viêm nhiễm gì thì không nên nhỏ bất cứ loại thuốc nào, kể cả nước muối sinh lý.


Khi bị các bệnh về mũi, xoang có thể dùng nước muối sinh lý để hỗ trợ điều trị bệnh nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng vì có nhiều trường hợp người bệnh tự ý sử dụng khiến bệnh càng nặng thêm, do vệ sinh mũi xoang bằng nước muối sinh lý trong khi đang bị viêm xoang vô tình người bệnh lại đẩy sâu vi khuẩn vào bên trong các hốc mũi, xoang khiến tình trạng bệnh lại càng nặng thêm.


Để phòng chống các bệnh mũi, xoang, họng, cần đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài, có thể súc miệng bằng nước muối hàng ngày để vệ sinh vùng họng, tránh để vùng họng phải tiếp xúc với không khí lạnh hay thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, hàng ngày có thể rửa vùng ngoài mũi bằng nước sạch khi rửa mặt, không thò tay hay bất cứ vật gì để ngoáy, rửa mũi sâu ở bên trong gây tổn hại niêm mạc mũi, xoang. Hàng tuần có thể nhỏ nước muối sinh lý 1 – 2 lần để phòng ngừa các bệnh mũi xoang.



Có nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày?

6 mẹo nhỏ giúp trị bệnh viêm xoang

Bệnh viêm xoang là một trong những căn bệnh mãn tính phổ biến và thường xuất hiện vào mùa đông. Những bài thuốc sau sẽ giúp bạn phần nào về cách chữa trị bệnh viêm xoang vừa ít tốn kém mà hiệu quả lại cao.


6meonhogiuptribanhviemxoang


1. Củ tỏi, mật ong


Đem tỏi giã lấy nước, hòa với mật ong (lượng mật ong gấp đôi lượng nước tỏi). Rửa mũi bằng nước muối, lau khô. Sau đó, dùng bông nhúng vào dung dịch mật ong và tỏi nhét vào trong mũi. Ngày làm từ 3 – 4 lần, làm trong vòng 7 – 8 ngày bệnh sẽ giảm.


2. Gừng và củ hành


Giã gừng và củ hành nhuyễn để lấy tinh chất. Sau đó, trộn đều 2 loại nước này với nhau và đổ vào chai nhỏ mũi. Người bệnh dùng chai này nhỏ đều đặn mỗi ngày 3 tới 5 lần cách đều nhau, nhỏ liên tiếp trong 2 tuần có thể nhận thấy được sự khác biệt.


3. Hạt lạc


Lấy 7 – 9 hạt lạc bỏ vào hộp sắt, đậy kín miệng hộp bằng giấy, chừa một lỗ nhỏ. Đặt hộp sắt lên bếp và dùng khói bốc lên từ lỗ nhỏ để xông mũi. Mỗi ngày làm một lần, kiên trì trong vòng 30 ngày, bệnh viêm xoang sẽ đỡ.


4. Râu bắp, đương quy vĩ


Râu bắp tươi khoảng 120g, đương quy vĩ 30g. Râu ngô phơi khô cắt thành đoạn một cm. Bỏ đương quy vĩ vào nồi rang sơ, rồi cắt thành sợi nhỏ. Trộn chung 2 vị thuốc đựng trong bình kín. Dùng một cái tẩu mới, bỏ thuốc vào hút như hút thuốc lá. Mỗi ngày làm 5 – 7 lần trong vòng 2 tuần, sẽ thấy hiệu quả.


5. Cây hoa ngũ sắc


Bạn hái cả cây hoa ngữ sắc, cắt bỏ rễ, ngâm rửa sạch rồi để ráo. Sau đó, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Bạn dùng bông này nhét vào lỗ mũi khoảng 15-20 phút. Tiếp đó, rút bông ra cho dịch trong mũi chảy ra rồi xì nhẹ.


6. Vỏ quả vải


6meonhogiuptribanhviemxoang1


Lấy vỏ quả vải, sấy khô nghiền bột, đựng trong bình. Ngày 2 lần lất một ít bột hít vào trong mũi. Làm liên tục trong ngày, tác dụng thông mũi trị viêm xoang.



6 mẹo nhỏ giúp trị bệnh viêm xoang

Xử trí ngạt tắc mũi ở trẻ

Theo TS.BS. Phạm Bích Đào – tắc mũi là chứng bệnh thường gặp ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị sẽ dẫn đến bị thiếu ôxy, ảnh hưởng đến sức khỏe và vận động của trẻ. Ban đêm hay có những cơn ác mộng làm cho trẻ khóc thét. Bài viết dưới đây giúp bạn đọc nhận biết và xử trí khi trẻ bị ngạt tắc mũi.


xutringattacmuiotre


Khi trẻ bị viêm mũi, không tự ý dùng thuốc cho trẻ.


Bình thường, trẻ thở bằng mũi một cách chậm rãi, đều đặn, không có tiếng kêu và miệng thì ngậm lại. Nếu chúng ta bịt bớt một bên mũi, trẻ vẫn tiếp tục thở một cách dễ dàng. Trong trường hợp mũi bị tắc, trẻ thở khó khăn và có tiếng kêu. Muốn biết mũi có bị ngạt không, ta có thể bịt một bên mũi và đặt lưng bàn tay vào sát lỗ mũi bên kia để cảm giác được luồng gió đi qua. Kiểm tra như vậy với từng lỗ mũi một. Khi bị ngạt mũi, trẻ phải thở bằng miệng nên họng khô, rát. Chất nhày của mũi chảy xuống họng làm cho trẻ vướng họng hay ho và hay bị trớ; Tiếng nói không được rõ các phụ âm M, N (M đọc thành B và N đọc thành Đ), trẻ nói giọng đặc biệt gọi là giọng mũi tắc. Ngạt tắc mũi cũng hay gây ra tắc vòi tai nên trẻ có thể bị nghễnh ngãng và ù tai, gọi trẻ lúc nghe được lúc không, học sẽ sút kém; Tiếng thở của trẻ trở nên nặng, ban đêm ngáy to, thỉnh thoảng có những cơn ngạt thở và ho rũ do co thắt thanh quản. Nguyên nhân của sự co thắt này là phản xạ bị kích thích bởi nước bọt tràn vào thanh quản. Hiện tượng này thường xảy ra ở trẻ bị viêm V.A và có viêm thanh quản.


Ở trẻ sơ sinh, ngạt tắc mũi làm trẻ bú khó khăn, bú không được dài hơi như trước vì khi bú trẻ không thở được bằng miệng nữa nên cứ bú một lúc lại phải dừng, há mồm thở để lấy thêm oxy rồi bú tiếp, chính điều này làm cho trẻ dễ bị sặc. Trẻ lớn có thể hỏi để phát hiện được thêm triệu chứng mất ngửi khi ngạt tắc mũi. Một số trường hợp trẻ bị viêm mắt tái phát nhiều lần vì viêm nhiễm từ mũi lan lên, nếu điều trị mắt đơn thuần sẽ không giải quyết được triệt để (vì mắt có ống lệ tỵ thông xuống mũi), những trẻ này phải khám thêm chuyên khoa tai mũi họng.


xutringattacmuiotre1



Khi có dấu hiệu viêm mũi, cần đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế.


Ngạt tắc mũi cũng có khi do dịch mũi: Nếu trẻ chảy mũi thò lò ra cửa mũi trước, trường hợp này dễ nhận biết, nếu dịch mũi đặc sẽ gây tắc ngạt mũi; nhưng khi nước mũi chảy ra phía sau rồi rơi xuống họng thì sẽ khó phát hiện. Những trường hợp này là do hốc mũi bị phù nề nên cản trở chảy dịch mũi ra trước hoặc khi bị viêm hệ thống xoang sau. Lúc này, trẻ có cảm giác vướng họng hay ho, khạc đờm hoặc buồn nôn hay nôn.


Khi nào sử dụng kháng sinh cho trẻ?


Như trên đã nói, ngạt tắc mũi nói riêng và viêm mũi nói chung do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do virut. Do vậy, để tránh tình trạng kháng thuốc cũng như nâng cao khả năng miễn dịch cho trẻ, tránh cho trẻ như những tổn thương gan thận có thể xảy ra khi dùng kháng sinh thì các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi khám để được kê đơn dùng thuốc đúng. Tóm lại, thường trẻ sau 6 tháng hay bị các bệnh lý về tai mũi họng do hết lượng miễn dịch của mẹ truyền cho khi sinh.


Những bệnh lý mà trẻ mắc phải 80% là do virut nên thường chỉ nên dùng các thuốc chữa triệu chứng như hạ sốt, giảm ho nhóm long đờm, chống ngạt tắc mũi… Để cơ thể trẻ có khả năng tự sản sinh ra kháng thể chống lại các bệnh lý này, cần phải theo dõi cẩn thận, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng của bội nhiễm vi khuẩn như nước mũi vàng xanh, hơi thở hôi… phải dùng kháng sinh kịp thời.



Xử trí ngạt tắc mũi ở trẻ

Nhận biết trẻ bị viêm xoang

Hệ thống các xoang ở trẻ phát triển đầy đủ cho đến khi trẻ tròn 10 tuổi. Mặc dù xoang hàm và xoang sàng là nhỏ nhưng đã có ngay sau sinh, do đó viêm hai xoang này thường gặp nhất.


nhanbiettrebiviemxoang


- Viêm xoang ở trẻ em (VXTE) là một bệnh khá thường gặp. Việc chẩn đoán và điều trị bệnh này ở trẻ em khác với viêm xoang ở người lớn. Trong thực tế, bệnh thường rất dễ nhầm lẫn với bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên.

Phân biệt trẻ bị viêm xoang và nhiễm khuẩn hô hấp trên


Trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp trên thường có các triệu chứng: sốt, ho, sổ mũi, quấy khóc. Các triệu chứng này thường giảm và tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Bệnh thường do virút nên không cần sử dụng kháng sinh.


Nghĩ đến VXTE khi trẻ có các triệu chứng sau:


- “Cảm cúm” kéo dài 10 – 14 ngày có thể kèm sốt hoặc không.


- Sổ mũi đục, xanh hoặc vàng.


- Chảy mũi sau đôi khi dẫn đến đau họng, ho, khạc đờm, khò khè, khó thở, nôn, buồn nôn.


- Quấy khóc, mệt mỏi.


- Sưng quanh mắt.


Các triệu chứng này thường kéo dài 10 – 14 ngày hoặc hơn. Tuy nhiên, với các triệu chứng trên kéo dài dưới 10 ngày vẫn có thể là viêm xoang nếu các triệu chứng này là trầm trọng và sốt cao trên 4 ngày.


Một số trường hợp bệnh kéo dài 10 – 14 ngày nhưng bắt đầu giảm dần, tuy hơi chậm, cũng không hẳn là viêm xoang, đôi khi cũng chỉ là nhiễm khuẩn hô hấp trên do virút.


Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, chẩn đoán VXTE chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng nêu trên, không nhất thiết phải chụp X-quang, đặc biệt ở trẻ em dưới 6 tuổi.


Điều trị như thế nào?


- Viêm xoang cấp tính: hầu hết VXTE đều đáp ứng tốt với kháng sinh, các kháng sinh thường được sử dụng an toàn và hiệu quả cho trẻ là nhóm betalactam. Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, việc sử dụng kháng sinh kéo dài ít nhất 7 ngày sau khi các triệu chứng khỏi hoàn toàn.


Các thuốc chống sung huyết mũi dạng phun sương hoặc nước muối sinh lý cũng được sử dụng.


- Viêm xoang mạn tính: khi các triệu chứng của viêm xoang kéo dài trên 12 tuần, hoặc viêm xoang cấp tái phát trên 4 – 6 lần/năm thì cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để có chỉ định điều trị nội khoa hay phẫu thuật.


Khi nào thì cần phẫu thuật?


Phẫu thuật xoang ở trẻ em chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, chỉ định khi trẻ bị viêm xoang nặng, hoặc thường hay tái phát, viêm xoang mạn tính không đáp ứng điều trị nội khoa.



Nhận biết trẻ bị viêm xoang

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

7 nhóm thực phẩm tuyệt đối không được ăn khi bị viêm xoang

Dinh dưỡng hợp lý cũng làm tăng hiệu quả điều trị bệnh viêm xoang. Dưới đây là những thực phẩm người viêm xoang nên tránh ăn.


7nhomthucphamtuyetdoikhongduocankhibiviemxoang


Với người dân thành phố, một nơi mà môi trường ô nhiễm luôn ở mức báo động, thì rất dễ đân đến bị viêm xoang. Tuy nhiên, nếu biết cách ăn uống và sinh hoạt sẽ giúp rút ngắn quá trình điều trị viêm xoang mà còn rất tốt cho sức khỏe của bạn.


Sữa và những sản phẩm làm từ sữa


Nếu bị viêm xoang thì không nên uống sữa hoặc ăn những thực phẩm làm từ sữa vì sẽ tạo ra đờm trong khoang mũi. Đờm làm phá hủy sự khô ráo trong xoang, làm nghẽn đường thông khí, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.


Các thực phẩm cay


7nhomthucphamtuyetdoikhongduocankhibiviemxoang1


Những loại thực phẩm làm ợ nóng sau khi ăn này có thể gây ra bệnh viêm xoang, một số vấn đề ở tai, mũi, họng. Theo tiến sĩ Joshua Makower, nhiều yếu tố dẫn đến viêm xoang nhưng tốt nhất nên tránh những thực phẩm có thể gây ra bệnh này trước khi nghĩ đến việc dùng thuốc hoặc phẫu thuật.


Ăn khuya


Những người bị Gerd (trào ngược dạ dày thực quản) chịu ảnh hưởng việc họ ăn khi nào và ăn cái gì. Nếu những người bị viêm xoang có thói quen ăn trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng, thì dòng hồi lưu axit sẽ cho thấy mối liên hệ giữa hai căn bệnh này. Tiến sĩ Joshua Makower giải thích rằng có sự chuyển hóa nhịp nhàng từ mũi xuống dạ dày, nhưng khi ta nằm xuống sẽ gây ra sự hồi lưu từ dạ dày lên. Nó chạy lên miệng và có vị chua. Hỗn hợp axit này cùng một số thực phẩm tiêu hóa sẽ chạy lên vòm mũi và có thể sẽ gây viêm.


Chất cồn


7nhomthucphamtuyetdoikhongduocankhibiviemxoang2


Chất cồn làm cơ thể bị mất nước. Nó làm xơ cứng niêm dịch và sưng phồng các lớp màng phủ trong mũi và xoang bởi tính lợi tiểu của nó. Do kích thích sự tiểu tiện khiến cơ thể mất nhiều chất lỏng cần thiết, phá hủy niêm dịch làm nó chảy ra liên tục. Ngoài ra, cồn còn kích thích sự hồi lưu axit làm trầy xước và viêm xoang.


Trà và những thức uống nóng


Một trong những cách giúp làm khô niêm dịch tại nhà là xông xoang mũi trong hơi nóng hoặc hít một hơi nóng bay lên từ một tách nước. Một ly trà nóng có chức năng giống một động tác xông hơi nho nhỏ cho mũi. Khi vào đến mũi, miệng và cuối cổ họng sẽ giúp làm lỏng các niêm dịch bị xơ cứng. Nên tránh dùng những loại thức uống có caffeine và hương gây ợ chua (như chanh, cam).


Thức uống có caffein


Cũng như rượu, loại này có tính lợi tiểu làm mất nước và được xác định là nguyên nhân gây ợ nóng. Soda không chỉ chứa chất caffeine mà còn gây đầy hơi dẫn đến sự hồi lưu axit.


Nước có đường và chất phụ gia


Một trong những liệu pháp chữa trị viêm xoang được các chuyên gia khuyên dùng là uống nhiều nước vì giúp giảm sự bài tiết, thả lỏng các niêm dịch bị xơ cứng và cải thiện tình trạng khô ráo. Các loại nước ép cũng được khuyên dùng nhưng nên tránh những loại chứa đường và chất phụ gia vì sẽ gây xơ cứng.



7 nhóm thực phẩm tuyệt đối không được ăn khi bị viêm xoang

Biến chứng khôn lường từ viêm xoang

Hắt hơi, sổ mũi, đau nhức và nghẹt mũi là những triệu chứng khó chịu đáng nói nhất đối với người bệnh viêm xoang.


bienchungkhonluongtuviemxoang


Ngoài những biến chứng thần kinh bao gồm áp xe dưới màng cứng, ngoài màng cứng, viêm màng não, áp xe não thì biến chứng ở mắt, tai và đường hô hấp…cũng để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh, làm mù lòa, điếc, viêm đường thanh quản, thậm chí tử vong.


Các biến chứng ở mắt


Theo các bác sỹ chuyên khoa, biến chứng ở mắt là biến chứng phổ biến nhất ở người bệnh viêm xoang. Số liệu cho thấy, trong số 85% bệnh nhân bị nhiễm trùng ổ mắt do viêm xoang thì có tới 10% trường hợp có nguy cơ bị mù.


Hơn 60% trường hợp viêm xoang sàng sau, xoang trán (chủ yếu ở người lớn), xoang sàng cấp (chủ yếu ở trẻ em) và xoang bướm bị suy giảm thị lực hoặc bị mù đột ngột mà khám chuyên khoa mắt, soi đáy mắt không tìm thấy nguyên nhân.


Giải thích vì sao khi bị viêm xoang lại ảnh hưởng nhiều nhất đến mắt, các bác sỹ cho biết: Do vị trí, cấu trúc của mắt được bao quanh 3 mặt bởi các xoang nên khi bị viêm nhiễm ở mũi xoang, vi trùng có thể lan vào ổ mắt, bệnh nhân dễ bị sưng mí mắt, phù nề màng tiếp hợp, lồi nhãn cầu, đau nhức mắt…


Mặt khác, khi dùng kháng sinh để giảm đau, các hiện tượng này sẽ hết nhưng bệnh tích của xoang vẫn tiếp diễn, gây ra biến chứng khác như áp xe làm mí mắt sưng to, nóng, đỏ và đau; viêm túi lệ gây sốt, đau nhức nhiều, viêm tấy làm đau nhói trong ổ mắt, đau xuyên lên đầu, lồi và không di động được.


Thậm chí, mắt người bệnh có thể bị sưng lan cả lên vùng thái dương, viêm dây thần kinh thị giác làm thị lực của người bệnh tự nhiên giảm sút đột ngột, để lại những di chứng về sức nhìn.


Biến chứng ở đường hô hấp


Khi mũi bị viêm, người bệnh sẽ bị nghẹt, tắc mũi nên luôn phải thở bằng miệng. Do không khí đi qua họng không được làm sạch và ấm như khi đi qua mũi nên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống hô hấp, gây viêm họng, viêm phế quản. Nếu nặng hơn, viêm xoang còn có thể dẫn đến viêm họng mãn tính đi kèm các triệu chứng đỏ, ngứa, có đờm và mủ.


Mặt khác, vì chảy mũi, dịch mủ trực tiếp xuống họng (trong viêm xoang sau, viêm đa xoang) hoặc do không biết xì mũi đúng cách, nhất là ở trẻ em mũi mủ dễ chảy xuống họng gây viêm. Viêm họng nếu không điều trị kịp thời có thể gây các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp.


Biến chứng ở tai


Viêm xoang mãn tính, mủ chảy từ lỗ mũi sau xuống vòm họng luôn đọng lại ở lỗ vòi tai, khi khịt khạc mủ qua lỗ vòi tai lên hòm tai gây viêm tai giữa.


Tai giữa đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ chế sinh lý nghe, nhất là hệ thống màng nhĩ – xương con. Bất kỳ một trục trặc nào trong hệ thống này như thủng màng nhĩ, cứng khớp giữa các xương con, tiêu hỏng 1 trong các xương con, ứ đọng dịch trong hòm tai… đều gây nên gián đoạn sự dẫn truyền sóng âm vào tai trong và dẫn đến nghe kém hoặc điếc.


Do vậy, để tránh được những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra do viêm xoang, người bệnh cần đi khám ngay khi bắt đầu có những triệu chứng ban đầu; tăng cường luyện tập và tuyệt đối điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sỹ.


Theo Dantri



Biến chứng khôn lường từ viêm xoang

Cefixime có an toàn cho thai nhi?

Hỏi: Tôi đang mang thai ở tháng thứ 5 và đang bị viêm xoang. Trước đây, mỗi lần bị viêm đường hô hấp, tôi thường dùng kháng sinh cefixime để điều trị. Xin hỏi quý báo, tôi đang mang thai thì có thể dùng cefixime để trị viêm xoang không? Cefixime có an toàn với thai nhi không?


Thu Lê (Quảng Ninh)


Cefiximecoantoanchothainhi


Phụ nữ mang thai cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào


Đáp: Cefixime là một kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3, được dùng theo đường uống. Thuốc có tác dụng tốt trên vi khuẩn gram âm. Cơ chế diệt khuẩn của cefixim tương tự như của các cephalosporin khác: gắn vào các protein đích (protein gắn penicilin) gây ức chế quá trình tổng hợp munopeptid ở thành tế bào vi khuẩn. Cefixime được chỉ định dùng trong các trường hợp: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng do các chủng nhạy cảm E. coli hoặc Proteus mirabilis, viêm thận – bể thận và nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm phế quản, giãn phế quản có nhiễm trùng, nhiễm trùng thứ phát của bệnh phế quản mạn tính, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm họng và amidan do Streptococcus pyogenes, bệnh lỵ do Shigella nhạy cảm (kể cả các chủng kháng ampicilin)…


Các kháng sinh cephalosporin thế hệ 1 và 2 như cephalexin, cefuroxim, cefaclor đã qua nghiên cứu và được chứng minh là an toàn đối với thai nghén. Các thuốc thế hệ 3 như cefotaxim, cefixime chưa được nghiên cứu đầy đủ mức độ an toàn của thuốc ở phụ nữ mang thai. Do đó, chỉ nên dùng các thuốc này cho phụ nữ mang thai khi không có kháng sinh khác thay thế hoặc chỉ dùng khi thật sự cần thiết chứ không có chống chỉ định hoàn toàn.

Bạn muốn điều trị viêm xoang khi đang mang thai thì cần đi khám bệnh để bác sĩ cho chỉ định cụ thể, không nên tự ý dùng thuốc vì rất nhiều loại thuốc có chống chỉ định với phụ nữ mang thai, có thể gây độc cho thai nhi.

Chúc bạn mau khỏi bệnh.




Cefixime có an toàn cho thai nhi?

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

'Viêm xoang - mũi, trị đúng nguyên nhân mới khỏi bệnh'

Để phòng trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng, hai phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh và Lê Lương Đống khuyên ngoài điều trị bằng thuốc Đông, Tây y, người bệnh nên kiêng cữ thức ăn gây dị ứng, tránh lạnh ẩm kéo dài…
Gần 4.000 câu hỏi đã được độc giả gửi đến hai bác sĩ trong buổi tư vấn trực tuyến về viêm xoang, viêm mũi dị ứng sáng 17/11. Để phòng bệnh, các bác sĩ khuyên nên có lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục thường xuyên, đúng cách. Phải biết rõ nguyên nhân bệnh mới điều trị được dứt điểm.


- Hỏi: Xin bác sĩ cho biết cách phòng ngừa và điều trị bệnh viêm mũi dị ứng. Có nên dùng thuốc chống dị ứng khi hắt hơi nhiều hay không. Hiện tại, tôi đang dùng thuốc chống dị ứng hiệu TELFAST 180mg nhưng không biết sau khi sử dụng thuốc có bị phản ứng phụ gì không? (Nguyễn Văn Hưng, 42 tuổi, TP HCM)


viemxoangmuitridungnguyennhanmoikhoibenh1


Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh


- Đáp: Để phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng chủ yếu phải tránh các nguyên nhân gây ra như: bụi nhà, phấn hoa, lông vũ (các vật nuôi trong nhà như chó, mèo, chim…). Khi dùng thuốc dị ứng, thường được dùng trước khi cơn dị ứng xảy ra. Thuốc Telfast là thuốc chống dị ứng hiệu quả, thường không gây phản ứng phụ, tuy nhiên, chỉ nên sử dụng ở trẻ em trên 12 tuổi và không dùng cho phụ nữ có thai.


- Hỏi: Tôi mắc chứng viêm mũi dị ứng đã rất nhiều năm. Quanh năm ngày tháng tôi đều bị nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi. Vậy tôi xin hỏi có cách nào chữa khỏi được bệnh đó không ạ? (Đỗ Thị Mai, 30 tuổi, HN)


- Đáp: Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Lương Đống: Bệnh viêm xoang là bệnh mạn tính hay gọi là cơ địa dị ứng nhiễm trùng. Do đó, bệnh này không thể chữa tức thời mà phải điều trị lâu dài. Hai cách chữa là trong đợt cấp tính có thể kết hợp y học hiện đại như dùng kháng sinh, khánh viêm, giảm dị ứng. Sau đợt cấp, chúng ta phải điều trị lâu dài. Tôi có 3 lời khuyên cho người bệnh viêm xoang: điều trị lâu dài, tạo điều kiện môi trường sống tốt tránh lạnh và ẩm kéo dài, ăn uống phòng thức ăn dị ứng gây xuất tiết như của nếp, uống nhiều sữa, rượu bia. Trong giai đoạn điều trị củng cố, chúng ta nên dùng các phương pháp y học cổ truyền.


- Hỏi: Em bị nghẹt mũi cách đây khoảng 8 năm, một năm nay lúc nào cũng nghẹt rất khó thở, hay bị đau đầu vùng sau gáy, đỉnh đầu, trán, má, đau vùng hàm, vùng tai. 3 tháng nay, thị lực giảm và mắt khó chịu khi bị tắc mũi, em không bị chảy nước mũi và không có đờm ở họng. Vậy em bị bệnh gì? Cách chữa trị làm sao? (Nguyễn Thị Thu Hương, 22 tuổi, TP HCM)


- Đáp: BS Lê Lương Đống: Bạn đã bị viêm xoang mũi dị ứng mạn tính. Với trường hợp này, trong đợt viêm cấp tính, bạn có thể dùng kháng sinh để giảm viêm, giải dị ứng để điều trị, sau đó dùng thuốc y học cổ truyền để củng cố. Đồng thời, bạn nên tạo môi trường sống tốt và có những phương pháp hỗ trợ khác để tăng sức đề kháng của cơ thể. Tóm lại, bạn nên có kế hoạch điều trị lâu dài để có được kết quả tốt và bền vững.


- Hỏi: Em rất hay bị hắt xì liên tục khi thay đổi thời tiết, đang nắng gắt chuyển sang mưa, hay giao mùa, sáng sớm, ở máy lạnh bước ra ngoài trời nóng… Liền sau đó là nghẹt mũi, chảy mũi và choáng váng, mệt mỏi… Tuy nhiên, nếu nhẹ thì nắng lên, khoảng tầm 8, 9h là hết. Còn nặng thì bị sốt luôn. Xin hỏi bác sĩ em có phải bị viêm mũi dị ứng không, và cách điều trị. (Phan Duy Tuyên, 33 tuổi, HN)


- Đáp: BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Bạn có biểu hiện của bệnh viêm mũi dị ứng và kèm theo có viêm xoang. Cách điều trị thì bạn nên đi khám ở thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng để có một chỉ dẫn cụ thể. Tuy nhiên, bạn nên giữ ấm khi thay đổi thời tiết.


- Hỏi: Cháu bị viêm mũi dị ứng đã hơn 10 năm rồi, nhất là vào mùa thu và mùa đông. Ngày nào cũng bị chảy nước mũi, ngạt mũi. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi, hiện nay đã có phương pháp chữa trị triệt để bệnh này chưa ah? Đặc biệt, với phụ nữ đang mang bầu, cách nào để giảm bớt và thuyên giảm bệnh này. (Thụy Miên, 22 tuổi, HN)


- Đáp: BS Lê Lương Đống: Đây là bệnh dị ứng thời tiết do lạnh và ẩm. Nếu để tiến triển lâu dài, bệnh trở thành viêm đa xoang mạn tính. Bạn nên dùng phương pháp y học cổ truyền để chữa trị triệt để. Tuy nhiên, ngoài phương pháp chữa trị, môi trường sống, và chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị. Với phụ nữ đang mang bầu, việc giữ ấm hai bàn chân là điều rất quan trọng. Buổi tối, phụ nữ có bầu nên ngâm chân bằng nước ấm 10-20 phút, sau đó lau khô chân, đi tất để giữ ấm hai bàn chân. Việc làm này tưởng chừng đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả điều trị rất cao.


- Hỏi: Con trai tôi năm nay 9 tuổi, cháu bị chảy mũi xanh quanh năm. Tôi đã nạo VA, cho cháu uống các thuốc để điều trị viêm xoang như: thông xoang tán, cota xoang, kể cá kháng sinh… Nhưng cháu vẫn không khỏi. Cháu chỉ chảy mũi chứ không bị viêm tai giữa, không ho. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi có cách nào để chữa cho cháu không? (Le Kim Chung, 10 tuổi, Hà Nội)


- Đáp: BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Con trai chị bị chảy mũi quanh năm có màu xanh, chứng tỏ cháu có nhiễm khuẩn vùng xoang. Chị nên cho cháu đi khám nội soi tai mũi họng để xem mức độ viêm nhiễm và có chỉ dẫn cụ thể, vì điều trị viêm xoang trẻ em đòi hỏi một quá trình điều trị lâu dài (bao gồm: hút rửa xoang, kháng sinh, chống phù nề). Thường quá trình điều trị kéo dài tới hàng tháng. Nếu không khỏi, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể.


- Hỏi: Xin chào giáo sư, tôi năm nay 51 tuổi bị viêm mũi dị ứng 30 năm, bố tôi bị bệnh hen có lẽ di truyền sang tôi. Ban ngày tôi rất ít khi bị ngạt mũi trừ khi thời tiết quá lạnh và gió, nhưng đêm đến vào khoảng 3h30 sáng là tôi không thể ngủ được vì nhức dọc sống mũi và hắt hơi ngạt mũi. Khi hắt hơi nhiều là chảy nước mắt và nhức đầu ,rất khó chịu. Những lúc như vậy tôi uống PACEMIN sau một lát là hết. Hiện nay con trai tôi 29 tuổi cũng bị di truyền từ tôi. Hai mẹ con tôi rất khổ vì bệnh này. (Nguyenthihien, 51 tuổi, Hà Nội)


- Đáp: BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Trường hợp của bác có biểu hiện rõ của bệnh viêm mũi dị ứng mà nguyên nhân do di truyền. Vì bác thấy rất rõ cả gia đình đều khổ vì căn bệnh này. Để để phòng căn bệnh này và giảm thiểu cái khó chịu khi cơn bệnh xuất hiện, bác uống thuốc như vậy là rất tốt. Tuy nhiên, bác có thể uống thêm thuốc Đông y.


- Hỏi: Nhức đầu Migranine có phải cũng là triệu chứng của viêm xoang? Các chữa như thế nào? (Huynh Trung Nghi, 20 tuổi, HP)


- Đáp: BS Lê Lương Đống: Hội chứng Migranine là hội chứng đau nửa đầu, không phải là bệnh viêm xoang. Nguyên nhân là do co thắt mạch máu một nửa bán cầu đại não. Chứng bệnh này mang yếu tố gia đình, chủ yếu gặp ở nữ giới. Khi căng thẳng hoặc do thay đổi thời tiết xuất hiện cơn đau kèm theo buồn nôn, ù tai, mờ mắt… Tuy nhiên, viêm xoang có thể là yếu tố kích thích xuất hiện cơn đau trong chứng này. Muốn chữa Migranine có nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, y học hiện đại hay dùng các chế phẩm có nguồn gốc từ nấm cựa gà (Ecgotamin) như Tamik có tác dụng giãn mạch, cắt cơn đau. Sau đó, bạn có thể điều trị các thuốc y học cổ truyền cùng những phương pháp tập luyện khác như yoga, dưỡng sinh, châm cứu…


- Hỏi: Tôi năm nay 33 tuổi, đang mang thai được 3 tháng. Năm ngoái tôi đi khám ở Viện Tai mũi họng TW và được bác sĩ chuẩn đoán là bị viêm mũi xoang. Bệnh của tôi thường xuất hiện vào lúc chuyển sang đông hoặc vào mùa đông. Hiện nay tôi đang bị trở lại, mũi đau, có nhiều mủ xanh, ngẹt mũi, tôi đã xịt nước muối biển nhiều lần trong ngày nhưng chưa đỡ, vậy tôi muốn được bác sĩ tư vấn điều trị khi tôi đang mang thai và xịt nước muối bao nhiêu lần trong ngày là đủ ạ. Tôi xin cảm ơn! (Mai Thanh Hồng, 33 tuổi, Từ Liêm – Hà Nội)


- Đáp: BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Trong trường hợp của bạn có thể xịt nước muối được nhiều lần trong ngày vì nó không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, nước mũi có màu xanh, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được tư vấn cụ thể thuốc nào có thể sử dụng trên phụ nữ mang thai.


- Hỏi: Tôi rất hay bị viêm họng, 2 năm gần đây tôi hay ngậm nước muối loãng thấy đỡ nhiều, nhưng thời gian gần đây tôi lại hay bị lại. Xin hỏi bác sĩ ngậm nước muối loãng có tốt cho họng không, nên phòng chống bệnh này thế nào cho hiệu quả (Nguyễn Văn Cường, 34 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội)


- Đáp: BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Khi viêm họng, ngậm nước muối là rất tốt, tuy nhiên phải là nước muối 0,9%. Để phòng chống căn bệnh này, bạn cũng cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng vì viêm họng do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do viêm Amidan, viêm họng hạt, do mủ từ xoang chảy xuống thành họng sau. Bạn phải điều trị đúng nguyên nhân thì mới khỏi được bệnh.


viemxoangmuitridungnguyennhanmoikhoibenh2


Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Lương Đống.


- Hỏi: Tôi nghe nói hiện nay có phương pháp chữa viêm mũi, viêm xoang bằng việc bắn chỉ vào một số huyệt ở lưng và gáy, cho kết quả rất tốt. Bác sĩ có thể cho tôi biết về cách chữa này? (Nguyễn Văn Tuấn, 39 tuổi, BN)


- Đáp: Bác sĩ Lê Lương Đống: Đây là một phương pháp cấy chỉ. Chỉ hay dùng là catgut để cấy vào các huyệt tạo các kích thích và đưa đến những phản ứng cơ thể về thần kinh và thể dịch để chữa bệnh. Phương pháp này hiện này được ứng dụng tại nhiều cơ sở y học cổ truyền. Đây cũng không hẳn là phương pháp tối ưu. Tuy nhiên, nó có tác dụng hỗ trợ hoặc phối hợp với các phương pháp khác. Bệnh của bạn là cơ địa dị ứng nhiễm trùng. Do đó, trường hợp của bạn nên kết hợp các thuốc uống trong, có tác dụng giảm viêm, giải dị ứng, giảm xuất tiết, thay đổi chuyển hóa tăng sức đề kháng cơ thể. Ngoài ra, thông xoang tán cũng là một thuốc thông dụng, có hiệu quả trong việc chữa trị viêm mũi, viêm xoang. Bên cạnh đó, bạn cùng cần lưu ý chế độ ăn uống, môi trường sống và cách tập luyện thể dục.


- Hỏi: Chào bác sĩ, em có con nhỏ 9 tháng tuổi, cháu rất hay bị ngạt mũi, chảy mũi, ho. Hiện tại cháu đang bị ngạt mũi hai tuần nay không bú và không ngủ đc. Cháu không bị ho và không bị sốt. Em có nhỏ thuốc muối sinh lý nhưng vẫn không khỏi. Xin hỏi bác sĩ cách chữa trị và phòng chống bệnh này. Em cảm ơn! (Nguyễn Thị Hoa, 27 tuổi, Hải Phòng)


- Đáp: BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Cháu của bạn bị ngạt mũi kéo dài đã hai tuần, bạn đã cho cháu đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng chưa? Vì khi cháu nhỏ bị ngạt mũi kéo dài thường do viêm VA (sủi vòm). Khối VA thường to, quá phát, lấp kín cửa mũi sau làm em bé không thở được. Bệnh của bé cần được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể.


- Hỏi: Em bị viêm mũi dị do lệch vách ngăn, đã đi khám và uống thuốc nhiều lần nhưng vẫn không hết hẳn. Cho em hỏi có cách nào điều trị hết hẳn bệnh này không? (Giang, 33 tuổi, HN)


- Đáp: BS Lê Lương Đống: Với trường hợp của bạn, việc đầu tiên là phải đến các cơ sở điều trị tai – mũi – họng để xem có cần can thiệp vách ngăn hay không. Thường những trường hợp này dễ lạm dụng thuốc kháng sinh. Bệnh này phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau bên cạnh việc điều trị bằng thuốc như thay đổi chế độ ăn uống, môi trường sống, thường xuyên tập thể dục… để có thể hy vọng thay đổi cơ địa dị ứng nhiễm trùng. Ngoài ra, hàng ngày bạn có thể ngâm chân vào nước muối (có hòa chút muối) trước khi đi ngủ.


- Hỏi: Tôi bị viêm mũi dị ứng đã khá lâu, hễ lạnh là lại bị sổ mũi, hắt hơi. Tôi đã dùng thử thuốc thông xoang tán nhưng không có kết quả. Tôi cũng từng đi khám và chữa bệnh nhiều lần, những lần đó bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh. Nhưng chỉ được một thời gian, sau đó lại bị lại. Vậy xin bác sĩ có thể giúp tôi điều trị dứt điểm bệnh này được không ạ. Tôi xin chân thành cám ơn. (Thuy, 28 tuổi, Cầu Giấy)


- Đáp: BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Bệnh viêm mũi dị ứng thường dẫn đến viêm xoang, lâu ngày niêm mạc mũi xoang bị quá phát, nếu bệnh tái phát nhiều lần điều trị kháng sinh, Đông y không hiệu quả thường có chỉ định phẫu thuật nội soi mũi xoang, sau đó, tiếp tục kết hợp điều trị bằng thuốc (Đông, Tây y) sẽ mang lại kết quả. Tuy nhiên, bạn cần có chỉ định cụ thể của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.


- Hỏi: Cháu muốn hỏi bác sĩ về việc điều trị viêm mũi và viêm xoang, Cháu hay bị nghẹt mũi, đau đầu, có thể dùng máy xông khí dung nước muối và nhỏ muối để hạn chế xoang không ạ, vì cháu rất muốn hạn chế dùng thuốc và kháng sinh? (Hán Thị Thu Phương, 25 tuổi, Hà Nội)


- Đáp: BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Để phòng nghẹt mũi và chống đau đầu, việc sử dụng máy khí dung bằng nước muối và nhỏ nước muối là rất tốt, nhưng phải là nước muối sinh lý. Khi ra đường, bạn nên đeo khẩu trang để tránh bụi. Nếu bệnh không tiến triển thì bạn vẫn cần đi khám bệnh để có chỉ định cụ thể.


- Hỏi: Con tôi 6 tuổi cháu hay hắt hơi vào buổi sáng (khoảng 7-8 lần), sau đó là sổ mũi, ngứa mắt và viêm kết mạc. Đi khám nhiều nơi nhưng bác sĩ bảo là không thể trị dứt được phải lớn lên mới hết, nhưng nếu phải dùng thuốc thường xuyên liệu có ảnh hưởng gì cho mắt và mũi của bé không? (Nguyễn Thị Kin Huyên, 33 tuổi, Hà Nội)


- Đáp: BS Lê Lương Đống: Đây là chứng viêm mũi dị ứng gây ngứa mũi, hắt hơi dài khiến mắt bị đỏ, chảy nước mắt. Khi nói đến dị ứng nghĩa là chứng bệnh thuộc về cơ địa. Do đó, khi muốn thay đổi cơ địa, bạn nên điều trị lâu dài đặc biệt là chế độ ăn (tránh các thức ăn gây dị ứng như tôm, cua, cá, nhộng tằm…). Ngoài ra, bạn nên tạo môi trường sống trong lành cho con, chú ý xem bé có bị dị ứng lông vật nuôi trong nhà, các mùi hương, không khí ô nhiễm hay không? Khi cháu lớn nên sử dụng các thuốc giải dị ứng tiêu viêm giải độc theo y học cổ truyền như thông xoang tán ngày 4 viên, chia hai lần. Bạn cùng có thể dùng kết hợp nước muối sinh lý 9 phần nghìn để nhỏ mắt, nhỏ để rửa mũi cho con. Chúc cháu chóng khỏe!


(Nguồn SKĐS)



'Viêm xoang - mũi, trị đúng nguyên nhân mới khỏi bệnh'

Viêm xoang hay chẩn đoán nhầm thành viêm mũi dị ứng?

Mùa hoa đến, bạn thấy ngạt mũi, đau mặt, mệt mỏi, khó ngửi. Điều đầu tiên bạn thường nghĩ đến là “lại một đợt dị ứng theo mùa”. Và bạn đã nhầm. Đó là những triệu chứng điển hình của đợt viêm xoang, chứ không phải viêm mũi dị ứng.


viemxoanghaychandoannhamthanhviemmuidiung


Viêm mũi dị ứng


Theo một khảo sát gần đây của Tổ chức Hen và Dị ứng Mỹ, hầu hết các bệnh nhân dị ứng không thể nói được sự khác biệt giữa hai căn bệnh này. Trong khảo sát trên 600 bệnh nhân, khoảng một nửa số người tự chẩn đoán các triệu chứng của mình là dị ứng, trong khi thực ra họ đã có một đợt nhiễm trùng xoang, hay viêm xoang.


Chính vì thường tự chẩn bệnh sai, nên chỉ một số ít đi gặp bác sĩ.


“Nghiên cứu này cho thấy người ta thường xuyên tự chẩn đoán cho mình. Chúng ta là con người mà. Một phản ứng tự nhiên là lên mạng search, và tự đưa ra kết luận. Nhưng mỗi ngày, có tới 10-15 bệnh nhân tới chỗ tôi, tin chắc rằng mình bị bệnh X, và té ra họ lại mắc bệnh Y”, tiến sĩ Stacey Silvers, một bác sĩ tai mũi họng tại Bệnh viện Beth Israel ở New York cho biết.


Dawn Burley, 27 tuổi, là một người như vậy. Trong nhiều năm liền, cô thấy mình đau đầu, đau mặt, mệt mỏi, và chỉ nghĩ đó là dấu hiệu dị ứng theo mùa cũng như bệnh đau nửa đầu. Nhưng thuốc dị ứng không làm bớt triệu chứng, và cô ghét việc phải điều trị đau đầu mà chẳng biết chúng do từ đâu. Dần dần, Burley đau cả quanh mắt đến mức nhạy cảm với ánh sáng và khó ngủ.


Cho đến khi gặp bác sĩ Silvers, cô mới biết bệnh thật từ xoang.


“Tôi đã gặp nhiều bệnh nhân nói rằng họ không thấy có gì là bất thường khi đêm nào mũi của họ cũng ngạt tịt. Họ không nhận ra rằng hầu hết mọi người có thể thở thông thoáng cả hai lỗ mũi. Họ quen với điều đó, và không nghĩ đó là bệnh, cần phải chữa”, Silvers nói.


Nhiều bác sĩ cũng nhất trí rằng có sự nhầm lẫn phổ biến giữa cảm lạnh, viêm xoang và các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Điều đó có nghĩa là nhiều trường hợp bị chẩn đoán nhầm hoặc bị bỏ qua, có thể dẫn đến ngạt mũi kinh niên và các triệu chứng đi kèm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.


Viêm xoang


Và đây là cách phân biệt 3 loại bệnh lý này dựa theo triệu chứng:

Cảm lạnh thông thường: “Cảm lạnh và dị ứng có biểu hiện giống nhau”, Silvers cho biết, vì thế cách phân biệt tốt nhất dựa vào là thời gian: Nếu bạn nghẹt mũi và khó thở kéo dài hơn 7-10 ngày, đó có thể không phải là cảm lạnh. Hầu hết các trường hợp đó là dị ứng, và cần chữa bằng thuốc kháng histamin, chứ không phải thuốc làm thông mũi.

Dị ứng theo mùa: Nếu ngạt mũi đi kèm với chảy nước hoặc ngứa mắt, và có xu hướng kéo dài nhiều tuần, đó có thể là dị ứng. Vấn đề là, nhiều người thường điều trị dị ứng theo cách như với cảm lạnh, với cách tự dùng thuốc thông mũi không cần bác sĩ kê đơn, vốn chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn nhưng không thích hợp. “Khi bệnh nhân dùng thuốc thông mũi hàng ngày và cả đêm để dễ ngủ trong nhiều tuần, điều đó không tốt”, chuyên gia nói. Đặc biệt khi dị ứng có thể do xuất phát từ môi trường sống, chẳng hạn chiếc gối lông.

Viêm xoang hoặc viêm xoang mãn tính: với viêm xoang, đường thở trở nên tấy đỏ và hàng lít nước nhầy sẽ được tiết ra do phản ứng của cơ thể. “Đó là khi người bệnh thấy đau đầu, tức hoặc đau ở vùng mặt và mệt mỏi kinh niên”, Silvers cho biết.


Nếu bạn đau nhẹ vùng mặt, tức hoặc đau đầu vùng sau mắt hoặc trán, hoặc mất khả năng ngửi mùi và ngạt mũi, bạn có thể đã bị viêm xoang. Nếu bạn bị tình trạng này từ 3 lần trở lên trong một năm, bạn có thể đã bị viêm xoang mãn tính, và nên được bác sĩ chuyên khoa tư vấn.


Điều mọi người thường không biết là, họ có thể bị viêm xoang mà không chảy nước mũi, ngạt mũi hay khó thở, bởi chất nhày nằm kẹt sâu trong xoang.


Nếu bạn gặp bất cứ triệu chứng nào trong số các triệu chứng nói trên, và chúng không thuyên giảm sau 1 tuần hoặc hơn (khi đó loại trừ khả năng là cảm lạnh hay cảm cúm), bạn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.


(Theo Vnexpress)



Viêm xoang hay chẩn đoán nhầm thành viêm mũi dị ứng?

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Viêm xoang đe doạ gây mù mắt (Phần 2)

Viêm xoang là bệnh khá phổ biến ở nước ta, bệnh thường kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sức lao động. Tuy nhiên, nhiều người còn coi thường, tự ý điều trị mà không biết rằng viêm xoang có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị đúng cách.


viemxoangdedoagaymumat1


Điều trị đúng có thể cải thiện hiệu quả


Nguyên tắc điều trị xoang là làm xoang dẫn lưu tốt, kiểm soát hoặc loại trừ nguồn gốc của tình trạng viêm, làm giảm cơn đau. Bệnh nhân phải tuân thủ đúng liều lượng thuốc, thời gian điều trị, cũng như lời khuyên bác sĩ. Nên uống nhiều nước giúp làm loãng chất tiết, dùng nước muối sinh lý rửa mũi, xông mũi bằng hơi nước nóng, đắp khăn nước ấm lên mặt cũng có thể làm dịu cơn đau…


Sử dụng thuốc: các thuốc chống nghẹt mũi (dạng viên uống hiệu quả nhanh nhưng có một số tác dụng phụ như tăng huyết áp, nhịp tim, nên cần dùng theo chỉ định bác sĩ; các thuốc dạng xịt tại chỗ gồm oxymetazoline hay phenylephrine không có tác dụng phụ này nhưng nếu dùng quá thường xuyên, có thể gây nghẹt mũi bù trừ, dãn mạch và viêm mũi); các thuốc chống dị ứng (kháng histamin, có tác dụng trong dị ứng và khi bị sổ mũi do cảm lạnh, nhưng cần thận trọng vì làm khô mũi quá mức khiến chất nhầy không thoát ra được); các thuốc giảm đau (như aspirin hay acetaminophen giúp giảm đau đầu và đau do xoang); kháng sinh (bác sĩ sẽ quyết định loại nào phù hợp nhất cho bệnh nhân). Ngoài ra, bác sĩ có thể kê toa các thuốc kháng viêm có chứa corticosteroid xịt mũi, đặc biệt khi bệnh nhân bị dị ứng hay viêm xoang dai dẳng, và cũng có thể súc rửa xoang bằng phương pháp Proetz.


Cần cảnh giác một số thuốc tễ hoặc dạng bột chữa viêm xoang không rõ nguồn gốc có thể chứa corticosteroid, dùng lâu ngày có nhiều tác dụng phụ như tăng cân bất thường, tăng huyết áp, loãng xương, đái tháo đường, tăng nguy cơ nhiễm trùng, đục thuỷ tinh thể, chậm lành vết thương, lệ thuộc thuốc…


Phẫu thuật: đôi khi phẫu thuật là điều trị thay thế duy nhất để ngăn ngừa viêm xoang mạn tính, như nạo VA, cắt bỏ polyp mũi, chữa vẹo vách ngăn… Phổ biến hiện nay là phẫu thuật nội soi chức năng xoang, trong đó lối thông tự nhiên từ xoang được mở rộng cho phép dẫn lưu dịch tiết. Nếu nguyên nhân viêm xoang là dị ứng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn cách phòng tránh các yếu tố gây dị ứng.


Nên lưu ý thêm, viêm xoang có thể dẫn đến các biến chứng ở đường hô hấp như viêm tai giữa, viêm họng mạn tính, viêm thanh quản, khí phế quản; biến chứng ở mắt như nhiễm trùng ổ mắt, viêm thần kinh thị giác; biến chứng sọ não như viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, viêm não, viêm màng não. Khi người bệnh viêm xoang bị sốt cao, đau đầu nghiêm trọng, đau mắt hay giảm thị lực, cần kịp thời đi khám bác sĩ.


Để phòng ngừa viêm xoang


Dù không thể ngăn ngừa tất cả các bệnh lý mũi xoang cũng như các đợt cảm lạnh hoặc nhiễm khuẩn, nhưng có thể áp dụng các biện pháp nhất định để giảm số lần, độ nặng cũng như ngăn ngừa viêm xoang cấp trở thành mạn tính:


Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi thích hợp, chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và luyện tập để duy trì sức đề kháng chung chống nhiễm trùng. Giữ sạch môi trường xung quanh, tránh xa khói thuốc lá, bụi và các chất ô nhiễm. Đeo khẩu trang khi ra đường và làm việc nơi có nhiều bụi bặm, hoá chất… Vệ sinh cơ thể, rửa tay thường xuyên. Tránh uống rượu vì có thể làm viêm xoang nặng hơn.


Thường xuyên vệ sinh mũi khi bị cảm cúm, tiếp xúc khí lạnh.


Cần điều trị các tác nhân gây viêm mũi xoang như cúm, sởi, polyp mũi, nạo VA, vẹo vách ngăn mũi, trám – nhổ răng sâu.


Không tự ý sử dụng các thuốc xịt thông mũi kéo dài mà không có ý kiến bác sĩ.


Theo SGTT



Viêm xoang đe doạ gây mù mắt (Phần 2)

Viêm xoang đe doạ gây mù mắt (Phần 1)

Viêm xoang là bệnh khá phổ biến ở nước ta, bệnh thường kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sức lao động. Tuy nhiên, nhiều người còn coi thường, tự ý điều trị mà không biết rằng viêm xoang có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị đúng cách.


Xoang là những khoang rỗng nằm trong khối xương sọ mặt. Các xoang có chức năng làm nhẹ khối xương sọ, làm ấm, làm ẩm và lọc không khí đi vào khoang mũi. Các xoang đều có đường thông vào hốc mũi. Xoang bình thường khi lỗ thông mũi không bị nghẽn. Được gọi là viêm xoang cấp khi triệu chứng xuất hiện trong thời gian ngắn, dưới bốn tuần; viêm xoang mạn là khi triệu chứng kéo dài trên 12 tuần.


Vì đâu ta viêm xoang?


Mọi tác nhân gây phù nề trong xoang hay cản trở dẫn lưu chất tiết ra khỏi xoang đều có thể gây viêm xoang. Tác nhân gây viêm xoang cấp tính thường gặp nhất là siêu vi. Xoang viêm do siêu vi có thể tự hồi phục trong vòng hai tuần. Hầu hết trong cơ thể mỗi chúng ta đều có hàng triệu vi trùng cư trú trong đường hô hấp trên, những vi trùng này vô hại, nhưng khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm hoặc dẫn lưu xoang bị cản trở do cảm lạnh nhiễm siêu vi và một số nguyên nhân khác, vi khuẩn sẽ phát triển gây ra viêm xoang.


Nhiều tác nhân khác như thay đổi về nhiệt độ hay áp suất không khí khi đi máy bay hoặc lặn dưới biển cũng gây viêm xoang. Dị ứng có thể gây viêm xoang. Sử dụng thuốc xịt thông mũi quá nhiều, hút thuốc lá, bơi lặn cũng làm tăng nguy cơ viêm xoang. Người bị polyp mũi, vẹo vách ngăn mũi hoặc VA (sùi vòm họng) phì đại cản trở dẫn lưu xoang cũng dễ viêm xoang. Đôi khi, nhiễm nấm cũng có thể gây viêm xoang ở những người giảm khả năng miễn dịch hoặc dị ứng với nấm. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên.


viemxoangdedoagaymumat


Dấu hiệu giúp phát hiện bệnh sớm


Đau là triệu chứng thường gặp nhất của viêm xoang. Tuỳ thuộc vị trí xoang bị viêm mà vị trí đau thay đổi: đau vùng trán, đau vùng má hay hàm trên, đau sau hốc mắt, đau ở đỉnh đầu. Cơn đau tăng khi bệnh nhân nghiêng người về phía trước. Bệnh nhân cũng thường bị nghẹt mũi, chất tiết mũi trở nên đặc và đục, ho vì nước mũi chảy xuống họng gây ngứa. Tuỳ theo tình trạng viêm mà bị nghẹt một hay cả hai bên mũi, nghẹt từng lúc hay liên tục, có khi mất khứu giác. Người bệnh có thể sốt, đau nhức, mệt mỏi, đau răng, ngủ không yên giấc…


Để chẩn đoán viêm xoang, bác sĩ sẽ hỏi kỹ bệnh sử, triệu chứng và thăm khám. Nếu người bệnh thấy đau khi bị ấn vào các điểm xoang, nhiều khả năng đã bị viêm xoang. Bác sĩ có thể thực hiện nội soi mũi xoang hay cho bệnh nhân làm một số xét nghiệm như chụp cắt lớp điện toán (CT) xoang, các xét nghiệm về dị ứng.


(Còn tiếp)


Theo SGTT



Viêm xoang đe doạ gây mù mắt (Phần 1)

Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Mùa đông bảo vệ mũi như thế nào?

Mùa đông tăng cường bảo vệ mũi sẽ giúp bảo vệ lá phổi, cánh cửa của hệ thống hô hấp.


muadongbaovemuinhuthenao


1. Luyện tập khả năng chịu lạnh


Hàng ngày nên kiên trì luyện tập thể thao, đặc biệt là luyện tập khả năng chịu lạnh bằng các hoạt động ngoại trời, hít thở nhiều không khí trong lành; dùng nước lạnh để rửa mũi trong suốt cả 4 mùa, ví dụ như sáng tối sau khi rửa mặt, dùng nước sạch rửa mũi. Như vậy không những tăng cường khả năng thích ứng của niêm mạc mũi đối với khí hậu lạnh, mà còn kịp thời đánh đuổi vi khuẩn gây bệnh, bụi bặm, phấn hoa và các vi sinh vật nhỏ gây dị ứng, từ đó phòng chống và giảm nhẹ triệu chứng cảm.


2. Điều chỉnh ăn uống


Xoang mũi và khí phổi tương thông. Mùa đông thời tiết hàn lạnh thường xuyên ăn một số thực liệu có tác dụng thông khí phổi như như hành, gừng, bạch chỉ vv. Ngoài ra, mùa đông tiết trời khô hanh, có thể ăn một số thực phẩm có tác dụng ích dương nhuận khô như lê, củ sen, chuối, nấm tuyết, củ cải, cà rốt, mía, cà chua, mật ong, hạch đào, vừng vv, nên hạn chế ăn các chất kích thích như cay hoặc thực phẩm quá khô nóng để phòng tránh chứng nóng trong người, gây ảnh hưởng và tổn thương cho khoang mũi.


3. Giữ ẩm chống lạnh


Thế giới tự nhiên có đại khí hậu, trong xoang mũi của mỗi người có tiểu khí hậu. Việc điều tiết môi trường trong xoang mũi sẽ giúp duy trì được độ ẩm và ấm áp.


Nếu cảm thấy mũi khô khó chịu hoặc lỗ mũi ngứa không sạch sẽ, có thể dùng khăn bông hoặc gạc bông thấm vào nước ấm rửa sạch khoang mũi, cũng có thể để mũi vào chỗ khí hơi bốc lên của nước nóng và lấy chất bẩn ra, tuyệt đối không được dùng tay ngoáy mũi để tránh tổn thương cho niêm mạc mũi gây ra chứng viêm.


4. Mát-xa cục bộ


Mát-xa cục bộ có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, có tác dụng hữu hiệu trong phòng chống cảm và bệnh về mũi, đồng thời làm cho da phần mũi trơn, sáng, có tác dụng làm đẹp.


Đầu tiên dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ mát-xa huyệt nghinh hương ở hai bên sống mũi 20 -30 phút, sau đó dùng bàn tay chà xát vào nhau cho nóng, nhẹ nhàng áp bàn tay, matxa lên đầu mũi, sống mũi thuận theo kim đồng hồ 10 phút và ngược kim đồng hồ cũng 10 phút.



Mùa đông bảo vệ mũi như thế nào?

Đề phòng trẻ bệnh tai mũi họng lúc giao mùa

Thời tiết thay đổi đột ngột trong những ngày vừa qua đã khiến cho rất nhiều trẻ bị mắc các bệnh về tai – mũi – họng phải vào viện khám và điều điều trị.


dephongtrebanhtaimuihonglucgiaomua


Khoa khám bệnh – Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương trung bình mỗi ngày tiếp nhận từ 300 đến 400 trẻ tới khám. So với tháng trước, số bệnh nhi tháng này đến khám tăng gấp 3 lần và đã khiến cho bệnh viện trở nên quá tải. Mỗi ngày có khoảng gần một nghìn tới khám bệnh. Trong đó số trẻ mắc bệnh tai mũi họng chiếm khoảng gần 40 %. Phần lớn bệnh nhi bị viêm mũi và viêm họng kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi, sốt cao và khó thở.


Nguyên nhân khiến số trẻ mắc bệnh về đường tai mũi họng tăng cao là do thời tiết chuyển mùa từ hè sang thu, nhiệt độ thay đổi đột ngột nhiều lần trong ngày. Cơ địa trẻ không thích nghi kịp với sự thay đổi này nên dễ mắc bệnh.. Thêm vào đó là một số yếu tố của khí hậu nóng ẩm hè thu tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và vurus sinh sôi phát triển trong môi trường từ đó dễ dàng lây qua các đường hô hấp ở trẻ nhỏ gây mầm bệnh.

Viêm mũi họng ở trẻ em có đặc điểm là hay tái phát, những lần tái phát có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, tỷ lệ bị mắc bệnh này đến khám, nhiều nhất vẫn là các cháu ở vùng nông thôn, một số nơi do điều kiện môi trường không được vệ sinh sạch sẽ.


Theo bác sỹ Nguyễn Tuyết Mai – Trưởng khoa khám bệnh – Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm là những yếu tố thuận lợi gây nên các bệnh về tai mũi họng. Việc phát hiện bệnh tai mũi họng ở trẻ sơ sinh là rất khó, nếu không để ý, người lớn dễ bỏ qua, cha mẹ thường chỉ nghĩ con bị bệnh khi có dấu hiệu sốt và ho. Tuy nhiên, có những trẻ không bị sốt hay ho nhiều nhưng đã bị biến chứng viêm phổi rất nặng.

Để phòng các bệnh dễ lây qua đường hô hấp ở trẻ, nhất là vào thời điểm này, các bậc cha mẹ nên:


- Thường xuyên quan tâm vệ sinh mũi họng và răng miệng cho trẻ.


- Giữ ấm cơ thể cho trẻ, tránh gió lùa hoặc khói bụi.


- Nâng cao sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp, cho trẻ đi tiêm chủng vacxin theo định kỳ.


- Ngoài ra, khi phát hiện các triệu chứng như sốt cao, ho, khó thở cần phải đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời.


Theo Sức khỏe đời sống



Đề phòng trẻ bệnh tai mũi họng lúc giao mùa

Vài thủ thuật nhỏ phòng tránh khô mũi ngày lạnh

Chứng khô mũi thường gặp trong ngày lạnh dễ khiến cho cơ thể bị kích ứng và mắc cách bệnh về đường hô hấp, chẳng hạn như viêm mũi, viêm xoang… Làm thế nào để phòng tránh?


Một vài thủ thuật dưới đây giúp bạn phòng tránh khô mũi trong mùa lạnh, từ đó hạn chế được việc mắc phải những chứng bệnh liên quan đến triệu chứng này.


1. Tránh kích thích bên ngoài


Tránh bụi, khí hoá chất độc hại hoặc kích thích mùi vị vào mũi. Bởi vì kích thích tiêu cực quá nhiều có thể ảnh hưởng đến chức năng của niêm mạc mũi, xảy ra rối loạn khứu giác. Nhiệt độ thích hợp cho mũi là 32 độ C, quá nóng hay quá lạnh có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng của niêm mạc mũi.

Sử dụng khẩu trang sạch khi đi trong thời tiết lạnh giá hay những khu vực ô nhiễm là một cách bảo vệ mũi khỏi các kích thích bên ngoài.


2. Đừng kích thích mũi


Ngoáy mũi không chỉ là hành động khó coi mà còn là một thói quen sức khỏe xấu. Nó có thể làm rụng lông mũi, tổn thương niêm mạc, vỡ mạch máu và gây chảy máu. Ngoài ra, ngoáy mũi nhiều cũng dễ làm nhiễm khuẩn mũi.

Không khí quá khô và ô nhiễm không khí thường khiến cho hô hấp bị hạn chế, nếu mũi bị giảm kháng khuẩn sẽ dễ bị viêm xoang, cảm lạnh và các bệnh hô hấp khác.

Trong nhà nên thường xuyên mở cửa sổ thông gió để giữ cho không khí ẩm và lưu thông tốt. Thói quen ngoáy mũi nên từ bỏ vì có thể sẽ làm suy yếu chức năng bảo vệ khoang mũi.


vaithuthuatnhotranhkhomuingaylanh1


Ở bất kỳ mùa nào, việc rửa mặt bằng nước lạnh được ủng hộ vì giúp cải thiện lưu thông máu mũi, cải thiện khả năng chống cảm lạnh.


3. Cải thiện lưu thông trong mũi


Dù bất cứ mùa nào thì việc rửa mặt bằng nước lạnh và massage làm sạch mũi cũng được ủng hộ. Bởi vì, nó giúp cải thiện lưu thông máu mũi, cải thiện khả năng chống cảm lạnh cũng như làm giảm nguy cơ bị cảm lạnh. Ngoài ra, tập thể dục phù hợp không chỉ nâng cao thể chất, mà còn có lợi cho viêm mũi, viêm xoang được nhanh chóng phục hồi.


4. Không nên cắt hết lông mũi


Nghe có vẻ hài hước nhưng có một số người cảm thấy buồn nôn và ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân khi để lông mũi nên đã cắt trụi nó. Nhưng bạn có biết mũi là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với không khí bên ngoài, vì thế nó có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các tác động bên ngoài, chẳng hạn như bụi, khói… Những sợi lông mũi đảm nhân chức năng ngăn chặn này để bảo vệ khoang mũi, vì vậy không nên bị cắt bỏ.


5. Hỉ mũi (xì mũi) đúng cách


Những người bị cảm lạnh thường bị kèm theo các triệu chứng như nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi. Hỉ mũi (xì mũi) giúp cho mũi cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bạn tránh dùng lực quá mạnh khiến hai cơ đòn trên mũi bị tác động mạnh cùng lúc, ảnh hưởng đến chức năng mũi.

Việc hỉ mũi nên nhẹ nhàng, tiến hành lần lượt đối với từng ống mũi, lần đầu thổi vào một bên, lần hai thổi phía bên kia.


vaithuthuatnhotranhkhomuingaylanh2


Hỉ mũi cũng phải đúng cách, nên nhẹ nhàng và tiến hành lần lượt đối với từng ống mũi.


6. Chú ý vệ sinh và rửa mũi (đặc biệt với trẻ nhỏ)


Khi rửa mặt, một số người thường dùng khăn mặt ngoáy lỗ mũi, nhưng chỉ sạch vành ngoài, còn hốc mũi phía trong thì nhiều người chưa biết cách rửa.

Lý do bạn phải rửa mũi là do hoạt động hít thở thường xuyên liên tục, mà hốc mũi là nơi lọc không khí trước khi vào phổi, nên hốc mũi cũng là nơi chứa nhiều chất ô nhiễm trong không khí như: vi rút, vi khuẩn, vi nấm, khí độc, bụi…

Để bảo vệ sức khỏe bản thân, buổi sáng khi rửa mặt, buổi tối trước khi ngủ. Sau khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như: tham gia giao thông, làm việc nơi nhiều hơi độc, khói bụi; nơi nhiều tác nhân gây bệnh (khám chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân; kiểm dịch động vật; chăm sóc vật nuôi; giết mổ gia súc gia cầm; tẩy độc môi trường, phun thuốc bảo vệ thực vật; sửa chữa, tẩy rửa xe cộ, máy móc, động cơ đốt trong…).


7. Phòng ngừa và điều trị mụn trứng cá


Nghe có vẻ không liên quan nhưng phòng ngừa và điều trị mụn trứng cá cũng có vai trò trong việc phòng chống khô mũi. Nguyên do bởi vì sự xuất hiện của mụn trứng cá bên trong có thể gây khó chịu ở mũi. Để ngăn chặn sự xuất hiện của mụn trứng cá, bạn nên chú ý đến sức khỏe của da, để duy trì lưu thông thông suốt của các tuyến bã nhờn và nang tóc.


Lời khuyên: thường xuyên ăn nhiều rau quả, ăn ít hoặc không ăn thức ăn cay, ngủ đủ giấc để duy trì sức khỏe tốt cho làn da.



Vài thủ thuật nhỏ phòng tránh khô mũi ngày lạnh

Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

Người bị viêm xoang cần nhỏ mũi đúng cách

Người bệnh viêm xoang thường xuyên bị nhức đầu, nhức mũi, nghẹt mũi, cũng có trường hợp bị sốt cao, đau vùng mặt. Dùng thuốc nhỏ mũi rửa mũi hàng ngày là biện pháp giúp giảm đau nhức mũi, nghẹt mũi, khiến người bệnh viêm xoang dễ chịu hơn. Tuy vậy, để đảm bảo rằng thuốc có tác dụng tốt và ít có những phản ứng phụ, bệnh nhân cần thực hiện đúng cách.


nguoibiviemxoangcannhomuidungcach


Người bệnh viêm xoang nên đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn điều trị thích hợp.


Trước khi nhỏ mũi, người bệnh cần xì mũi hay hút sạch chất mủ, dịch nhầy ứ đọng trong mũi. Như vậy khi dùng thuốc nhỏ mũi, thuốc sẽ tác động được niêm mạc mũi – xoang. Trình tự dùng thuốc nhỏ mũi có thể tóm gọn lại theo từng bước như sau:


Bước 1: Xì mũi


Khi xì mũi không bịt chặt cả hai lỗ mũi rồi xì mạnh. Làm như vậy chỉ khiến các chất ứ đọng ở hốc mũi bị đẩy ngược vào xoang hay lỗ thông với họng. Để xì mũi đúng tránh gây tổn thương mũi, cần bịt từng bên mũi, xì hơi mạnh bên đối diện để chất ứ đọng chảy ra hết. Trong trường hợp bị tắc, ngạt mũi nhiều, hay bị chảy máu cam, cần nhỏ thuốc co mạch để thông một phần trước, tránh gây tổn thương, chảy máu mũi khi xì hoặc hút mũi.


Bước 2: Hút mũi


Ở trẻ nhỏ bị viêm xoang sau, mủ đặc dính khó xì nên rất cần được hút mũi.Cha mẹ không nên thực hiện hút mũi với trẻ nhỏ bằng miệng vì như vậy rất dễ mất vệ sinh và chỉ lấy được chất ở ngay cửa sau lỗ mũi.


Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dụng cụ hút mũi với đầu ống bằng nhựa lắp vừa lỗ mũi của trẻ, nối bởi bóng cao su. Khi thực hiện, lấy ngón tay bịt lỗ mũi bên đối diện, bóp bóng cho khí ra hết, lắp đầu hút khí chặt lỗ mũi rồi bỏ bóng ra để hút dịch mũi xoang vào, nên làm mỗi bên vài lần để sạch hết chất bẩn. Nếu hút bằng máy, phải dùng loại máy hút có điều chỉnh được áp lực để không hút quá mạnh, quá lâu gây hại cho niêm mạc mũi.


Bước 3: Nhỏ mũi


Khi nhỏ mũi, người bệnh nên nằm ngửa, hoặc ngồi ngửa để thuốc vào được trong hốc mũi, hướng đầu ống nhỏ ra phía ngoài cánh mũi, lên trên, sâu độ 1cm với người lớn. Sau đó, nhỏ từng giọt, không nên quá 5 giọt. Sau khi nhỏ, bạn lấy tay day nhẹ trên cánh mũi để thuốc được vào sâu hơn.

Bệnh nhân viêm xoang sau nên nằm xuống khi nhỏ thuốc, đầu rời khỏi thành giường, ngửa tối đa để hướng hẳn lỗ mũi lên trên. Khi nhỏ thuốc vào thấy cay ở trán, gáy là thuốc vào được xoang. Sau khi nhỏ mũi, không nên đứng lên, đi lại, hoạt động ngay, cần ngồi hoặc nằm im vài phút để thuốc vào được cả xoang.

Việc chọn thuốc nhỏ mũi cũng là vấn đề quan trọng với bệnh nhân viêm xoang. Hiện nay, tuy thị trường có rất nhiều loại thuốc nhỏ mũi nhưng cơ bản thuốc nhỏ mũi đều nhằm co mạch, tạo sự thông thoáng, thở thông và dẫn lưu tốt. Các thuốc co mạch thường dùng có các loại thuốc riêng dành cho trẻ nhỏ và cho người lớn.

Tuy nhiên không nên tự ý sử dụng mà người bệnh nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn chi tiết về cách nhỏ thuốc cũng như các loại thuốc nên sử dụng.


Bác sĩ Hà Duy cường



Người bị viêm xoang cần nhỏ mũi đúng cách

4 sai lầm hay gặp khi viêm mũi dị ứng

Tiến sĩ James L. Sublett, Trường Y Kentucky, Đại học Louisville (Mỹ), đúc kết 4 sai lầm thường gặp của những người viêm mũi dị ứng.


khovoicactrieuchungcuaviemmuidiungviemxoang


1. Bạn chữa triệu chứng mà không biết mình dị ứng với cái gì?


Nhiều người bị viêm mũi dị ứng thường nghĩ liều rằng họ phải uống thuốc chống dị ứng ngay trước khi xác định thủ phạm gây hắt hơi. Đây là lý do tại sao các bệnh nhân thường phàn nàn rằng thuốc mà họ tự mua (không kê đơn) lại kém hiệu quả trong một nửa số lần như vậy.
Giải pháp:  đơn giản là xét nghiệm. Hãy gặp bác sĩ chuyên về viêm mũi dị ứng. Bác sĩ có thể thực hiện test da, là cách chính xác nhất để biết nguyên nhân gây ra dị ứng. Sau đó bác sĩ sẽ có giải pháp cho bạn.


2. Không loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây dị ứng


Thuốc men không phải là cách duy nhất để đối phó với các triệu chứng dị ứng. Bằng mọi cách hãy tránh xa các tác nhân gây dị ứng trước khi bạn hắt hơi, sổ mũi. Điều đó cũng quan trọng như việc uống thuốc.
Giải pháp: nếu dị ứng phấn hoa, hãy đóng cửa sổ bất cứ lúc nào có thể. Tắm và thay đồ khi bạn ở trong nhà. Ở trong nhà khi mật độ phấn hoa là cao nhất ngoài môi trường (giữa trưa).

Còn nếu dị ứng với bụi, hãy loại bỏ những tấm rèm trên tường phòng ngủ. Dùng máy hút bụi thường xuyên. Giặt vỏ ga gối thường xuyên trong nước nóng.

Nếu bạn dị ứng với nấm mốc, đừng sử dụng máy tạo ẩm. Hạn chế độ ẩm trong phòng bằng cách sử dụng quạt khi tắm và nấu ăn.


3. Bạn chờ quá lâu mới dùng thuốc chống dị ứng


Đừng chờ đến khi bắt đầu hắt hơi, sổ mũi mới uống thuốc. Các loại thuốc có hiệu quả nhất trong việc ngăn ngừa triệu chứng xảy ra, chứ không phải điều trị khi bạn đã xuất hiện triệu chứng.
Giải pháp: đơn giản là lập kế hoạch. Nếu bạn biết mình bị dị ứng theo mùa, hãy bắt đầu uống thuốc ngay khi mùa đó đến. Xem thời tiết: khi nhiệt độ ấm lên, phấn hoa cũng sẽ nhiều theo.


4. Ăn các loại thực phẩm, đồ ăn có thể kích thích hắt hơi, sổ mũi


Cứ 20 người dị ứng phấn hoa thì có một người trong đó còn dị ứng cả đường miệng, nghĩa là hệ miễn dịch của người đó nhầm lẫn rằng các chất trong thực phẩm là phấn hoa. Một số loại thực phẩm như quả lê, táo, dưa hấu, các loại hạt… cũng có thể gây ngứa ở họng hoặc quanh miệng.
Giải pháp: Nói với bác sĩ. Hãy kiểm tra dị ứng nếu bạn từng bị các triệu chứng này sau khi ăn loại thực phẩm nào đó. Nếu bạn bị dị ứng đường ăn, nên tránh hoa quả tươi và các loại hạt trong mùa dị ứng, mặc dù nấu lên hoặc gọt vỏ cũng có thể giúp hạn chế phản ứng này. Bác sĩ của bạn sẽ biết rõ.


Theo VnExpress



4 sai lầm hay gặp khi viêm mũi dị ứng

Phòng hen và viêm mũi dị ứng do mạt bụi nhà

Hàng ngày, trong sinh hoạt loại mạt gà, mạt chuột… thường nói đến nhưng loại mạt bụi nhà ít khi được quan tâm. Loại mạt này rất nhỏ, trú ẩn trong nhà và là nguyên nhân gây nên bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng cho người.


phonghenvaviemmuidiungdomatbuinha

Mạt bụi nhà là một phức hợp của loài Dermatophagoides pteronyssinus, phân bố khá rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới. Chúng có kích thước rất nhỏ khoảng 0,3mm và sống ở những đồ đạc ở trong nhà, giường, chiếu, gối, chăn, màn ngủ, thảm trải nhà… Ở những nơi này, chúng ăn những mảnh vụn hữu cơ như vảy da, mảnh gầu tóc ở da đầu.


Một số người khi hít phải bụi nhà có loài mạt bụi ăn da, phân của mạt, các mảnh vụn và cả vi nấm… sẽ bị phản ứng dị ứng, gây nên bệnh hen suyễn và viêm niêm mạc mũi dị ứng. Nhiều trường hợp các yếu tố gây dị ứng do mạt bụi nhà có trong không khí có thể xảy ra sau khi quét dọn vệ sinh giường ngủ.


Trong điều kiện khí hậu ôn hòa, mạt bụi nhà hiện diện chủ yếu ở giường ngủ, thảm trải nhà hầu như quanh năm. Mạt bụi nhà trú ẩn trong giường ngủ có đỉnh phát triển cao nhất vào cuối mùa hè và đầu mùa thu. Qua khảo sát, một số loại mạt bụi nhà khác cũng gây ra những phản ứng dị ứng tương tự cho người được phát hiện trong các kho chứa hàng hóa, kho chứa cỏ, thức ăn của động vật nuôi…


Ngăn ngừa và phòng, chống mạt bụi nhà bằng thử nghiệm đo độ đậm đặc của phân mạt thải ra hiện diện ở trong bụi để đánh giá mật độ hoạt động của mạt bụi nhà nhằm có biện pháp xử lý.


Việc phòng, chống mạt bụi nhà và các quần hợp vi nấm có thể thực hiện bằng biện pháp là giảm ẩm độ trong phòng ngủ, vệ sinh, cải thiện môi trường sống và làm giảm bớt tối đa khả năng có mặt của bụi ở trong nhà.


Phòng ngủ và phòng ở cần thiết phải lắp đặt máy điều hòa nhiệt độ hoặc ứng dụng các biện pháp khác để làm giảm độ ẩm. Nên thường xuyên thay tấm trải giường, giặt khăn trải giường, áo gối, chăn, chiếu, màn ngủ… để làm giảm lượng thức ăn của mạt, dẫn đến việc giảm mật độ hoạt động của mạt bụi nhà trú ẩn.


Biện pháp hút bụi ở giường ngủ, thảm trải nhà, đồ dùng gia đình… cũng có tác dụng làm giảm số lượng mạt có mặt ở trong nhà. Sử dụng các loại hóa chất diệt côn trùng thông thường không có hiệu quả đối với mạt bụi nhà. Riêng sản phẩm hóa chất diệt côn trùng có hoạt chất benzyl benzoate thì có khả năng diệt được loại mạt bụi khi xử lý nệm giường, thảm trải nhà, nệm ghế ngồi…


Ở những gia đình có người thường hay bị cơn hen suyễn, viêm mũi dị ứng…, đặc biệt là đối với trẻ em và người có cơ địa mẫn cảm; cần quan tâm đến yếu tố nguyên nhân do mạt bụi nhà để có biện pháp xử lý phù hợp nhằm chủ động phòng bệnh có hiệu quả.



Phòng hen và viêm mũi dị ứng do mạt bụi nhà

Làm gì với chứng viêm xoang sau khi bị cúm?

“Sau khi bị cảm cúm kéo dài khoảng hai tuần, tôi chuyển sang viêm xoang, đầu đau nhức và mũi thì bị tắc nghẹn kèm chảy nước mũi, tôi không thể ngửi thấy và cảm nhận vị giác rất kém, ngoài ra tôi còn có cảm giác chóng mặt. Tôi cũng đã dùng kháng sinh mà không có tác dụng. Tôi nên điều trị như thế nào?”


lamgivoichungviemxoangsaukhibicum
- Susan Curtis và Rupal Shah - Chuyên gia y tế  trả lời:


Đầu tiên, bạn nên ăn thêm nhiều tỏi vào trong chế độ ăn uống của mình. Sau đó có thể dùng một số loại thảo mộc chống viêm và thông mũi. Nếu bạn cảm thấy nghẹt mũi thì có thể nhỏ vài giọt tinh dầu bạch đàn và tinh dầu đinh hương vào một bát nước nóng, che đầu bằng một chiếc khăn rộng và hít thở thật sâu giống như bạn tắm xông sau khi ốm vậy. Nó sẽ giúp bạn dễ chịu và mũi thông thoáng hơn.


Trong trường hợp của bạn, có thể bị viêm xoang mãn tính, bị dị ứng (do viêm mũi dị ứng) hoặc polyp mũi (khối u lành tính phát triển trên niêm mạc của khoang mũi và các xoang gây chèn ép, nghẹt mũi, chảy nước mũi). Dùng xịt mũi có chứa steroid đôi khi có hiệu quả đối với viêm xoang mãn tính hoặc viêm mũi dị ứng.


Với trường hợp Polyp mũi có thể được điều trị bằng steroid và thuốc xịt có chứa steroid hoặc phẫu thuật.


Bạn nên đến bác sĩ khi có những triệu chứng như chóng mặt và nhức đầu vì nó không phổ biến khi bị mắc bệnh về mũi.


Bác sĩ phẫu thuật tai mũi họng Jean – Pierre Jeannon cho biết:


Viêm xoang có thể gây suy nhược kéo dài và bạn nên đến bác sĩ tai mũi họng để kiểm tra. Các bác sĩ sẽ khám và kiểm tra tổng quát hình ảnh bên trong mũi bằng máy quét xoang. Ngoài ra cũng cần thiết để xem xét bạn có bị dị ứng viêm mũi không.


Nếu việc điều trị thông thường không hiệu quả, thì có thể cần phẫu thuật nội soi chức năng xoang để dẫn lưu xoang. Việc phẫu thuật này thực hiện trong xoang mũi nên tránh để lại sẹo mà cho kết quả khá tốt.


Hãy đến bác sĩ kiểm tra thường xuyên nếu bệnh của bạn vẫn còn các triệu chứng trên.



Làm gì với chứng viêm xoang sau khi bị cúm?

Vì sao trẻ dễ bị viêm mũi, viêm xoang?

Ở nước ta, ngày càng có nhiều trẻ bị mắc bệnh viêm xoang. Phần lớn đều do hậu quả của bệnh viêm đường hô hấp kéo dài.



visaotredebiviemmuiviemxoang


Chị Mỹ Thanh đang sống ở Sài Gòn chia sẻ, “Nhóc lớn nhà mình được hơn 6 tuổi, mùa hanh khô này cháu rất hay kêu đau mũi, đặc biệt là ban đêm tắc ngạt mũi, mặc dù ko thấy nước mũi chảy ra. Còn nhóc bé nhà mình được 4 tuổi, rất hay bị chảy nước mũi trong”.


Còn ở Hà Nội, lượng trẻ đến khám do viêm mũi, viêm xoang tăng mạnh vào thời điểm giao mùa hay khi có sự thay đổi đột ngột từ lạnh sang nóng, từ nóng sang lạnh. Một bác sĩ tai mũi họng cho biết, việc hút ra vài chục ml mủ trong mũi trẻ 3-4 tuổi là việc làm thường xuyên của bà.


Nếu như ở miền Nam, trẻ em phải đối mặt với khói bụi, ô nhiễm môi trường thì ở miền Bắc còn thêm cả yếu tố thời tiết. Cứ khi mùa đông tới, từ trẻ em tới người già đều phải trang bị khăn choàng, áo ấm và khẩu trang,… Không chỉ giữ ấm mà quan trọng hơn là chống gió, chống mưa, chống lạnh để đề phòng căn bệnh hô hấp, trong đó có viêm mũi, xoang.


Nguyên nhân là do khi hệ thống niêm mạc của xoang mũi bị khô, sức đề kháng của trẻ kém đi sẽ tạo cơ hội cho các vi khuẩn, vi rút đã tích tụ sẵn trong các hốc xoang hoặc ở họng, mũi, phế quản ngược dòng đi lên các xoang gây bệnh.


Do bệnh viêm mũi, viêm xoang thường tái phát nhiều lần, gây ra sự khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc ở trẻ vì vậy, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ hoặc cùng trẻ duy trì các thói quen phòng bị sau:


- Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách ăn uống đa dạng, nhiều rau xanh, hoa quả, đảm bảo đẩy đủ chất dinh dưỡng.


- Giữ ấm cho trẻ vào những thời điểm giá rét, giao mùa, ẩm thấp với quần áo nhiều lớp, có thể cởi ra hay mặc thêm vào tùy theo mức độ hoạt động của trẻ


- Tránh cho trẻ hít phải những khí bụi, bẩn bằng cách luôn trang bị khẩu trang hoạt tính cho trẻ khi đi ra ngoài đường, đối với trẻ nhỏ có thể trùm khăn để tránh khói bụi và các loại nhiễm khuẩn.


- Nhắc trẻ vệ sinh họng, miệng hàng ngày như đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn và súc họng nước muối sinh lý.


- Cần phải theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên đặc biệt khi thời tiết thay đổi


- Cho trẻ uống nhiều nước và duy trì thói quen này thường xuyên


- Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, nơi ngủ và sinh hoạt của trẻ


- Nhắc trẻ không dùng tay ngoáy mũi để tránh tổn thương niêm mạc mũi.


- Khi thấy viêm mũi kéo dài trên 7 ngày hoặc có triệu chứng nặng hơn như đau tai, khàn tiếng, khó thở phải kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.


Theo Dân trí



Vì sao trẻ dễ bị viêm mũi, viêm xoang?

VIÊM MŨI XOANG TRẺ EM (Phần 2)

III. HÌNH ẢNH CHẨN ÐOÁN


- Hình ảnh chẩn đoán rất phong phú: từ nội soi, X-quang thông thường đến CT-Scan.


viemmuixoangtreem


- Ðể sơ bộ đánh giá tình trạng viêm xoang cũng như khảo sát tình trạng xuất tiết và một số vấn đề trong mũi, vòm mũi họng, ta có thể nội soi ngay tại phòng khám đối với trẻ lớn và biết hợp tác. Còn với trẻ nhỏ không thể hợp tác, có khi phải nội soi trong tình trạng trẻ ngủ yên. Thường có thể ghi nhận mủ nhầy đóng ở sàn mũi, ở các khe cuốn mũi, mủ chảy xuống thành sau họng hay một số bất thường về cơ thể học như vẹo vách ngăn, củ vách ngăn, phì đại cuốn giữa, cuốn dưới, dị dạng mỏm móc, polyp ở các khe mũi cũng như ghi nhận có VA hay không?


- Nhằm làm rõ hơn tình trạng của xoang trong trường hợp viêm xoang cấp để chẩn đoán, tư thế thường dùng là tư thế Blondeu và Hirtz: Những hình ảnh có thể gặp là mờ các xoang, mức khí dịch trong xoang, dày niêm mạc xoang.


- Ðối với tình trạng viêm xoang mãn, người ta cho rằng phim X-quang thông thường không có giá trị, trong trường hợp này chúng ta phải chụp CT-Scan nhằm có đầy đủ dữ liệu chẩn đoán các vấn đề về xương và niêm mạc để quyết định phẫu thuật. Ðây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán viêm xoang và những bất thường vùng mũi xoang.


- Siêu âm có giá trị chẩn đoán bệnh lý xoang ở trẻ 4 tuổi. Chủ yếu là xoang hàm và trán.


- MRI có giá trị chẩn đoán nấm xoang hay u xoang.


- Một số nhà lâm sàng cho rằng trẻ dưới 4 tuổi bị viêm xoang thường không có triệu chứng, trong trường hợp này X-quang thông thường có giá trị chẩn đoán phát hiện bệnh.


IV. VI KHUẨN


Có rất nhiều công trình nghiên cứu cho thấy vi khuẩn ở vòm mũi họng cũ?g là loại vi khuẩn gây bệnh ở vùng mũi xoang. Theo các tác giả Mỹ thì thường gặp nhất là Strepto. pneumonia, Haemophilus influenzae loại không định type. Qua kết quả khảo sát tại BV. Nhi Ðồng I, ở trẻ em thường gặp nhất là Haemophilus 40%, Strepto. pneumonia 20% và Moraxella catarrhalis 12%.


Trong viêm xoang mãn, người ta còn gặp Strepto a hemolytic, đặc biệt là Staph hiện diện trong 30% số ca.


V. ÐIỀU TRỊ


Dựa trên đánh giá lâm sàng, bệnh sử, phim X-quang, người ta xác định chẩn đoán và hướng dẫn điều trị. Trong trường hợp viêm xoang mãn cần làm thêm CT-scan để đánh giá tình trạng các lỗ thông xoang, các bất thường về giải phẫu học vùng mũi xoang để từ đó có những biện pháp điều trị thích hợp.


Nguyên tắc điều trị:


- Làm giảm triệu chứng.


- Kiểm soát nhiễm trùng.


- Ðiều trị bệnh nền, bất thường cơ thể học.


- Ðiều trị phải đảm bảo an toàn, kết quả và có giá cả hợp lý.


1. Viêm xoang cấp:


Theo chúng tôi cũng như các tác giả trên thế giới, 80% trường hợp viêm xoang cấp ở trẻ em được điều trị nội khoa là chính.


Các phương pháp điều trị nội khoa bao gồm:


- Kháng sinh là cơ bản.


- Chống sung huyết mũi giúp thông thoáng các lỗ xoang.


- Corticoid tại chỗ để giảm phù nề niêm mạc mũi xoang.


- Làm ẩm mũi, làm lỏng dịch tiết giúp lông chuyển hoạt động tốt hơn.


- Ðiều trị bệnh nền như dị ứng, suy giảm miễn dịch, trào ngược dạ dày thực quản v.v…


1.1. Kháng sinh


Theo các tác giả nước ngoài thì Amoxicilline là kháng sinh chọn lựa ban đầu, nếu bệnh nhân dị ứng với Amoxicilline thì kháng sinh thay thế là Erythromycine, Bactrim.


Các kháng sinh thế hệ mới như Augmentine, Cefachlor thay cho Amox nếu bị lờn thuốc, Azithromycine, Clarithromycine thay cho Erythromycine v.v…


Các bác sĩ đều đồng ý rằng thời gian điều trị viêm xoang nên từ 7-14 ngày.


Ward đề nghị dùng kháng sinh thêm 7 ngày từ khi các triệu chứng chấm dứt để tránh viêm xoang cấp trở thành mạn tính.


Trường hợp kháng sinh ban đầu sử dụng trong vòng 2-3 ngày mà các triệu chứng không thuyên giảm thì phải xem lại vấn đề điều trị. Nếu cần có thể phải đổi kháng sinh. Các kháng sinh thế hệ mới ít bị đề kháng hơn.


1.2. Ðiều trị hỗ trợ:


- Hút mũi, rửa mũi, tránh tình trạng ứ đọng trong mũi để giúp mũi thông thoáng. Tránh sự lan rộng của dịch tiết cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị.


- Chống sung huyết, nghẹt mũi để giúp sự dẫn lưu xoang tốt hơn; Nên dùng oxymethazoline 0,05% vì ít tai biến, ở trẻ chỉ nên dùng trong vòng 01 tuần lễ.


- Chống phù nề trong mũi để giúp sự dẫn lưu xoang và hoạt động của lông chuyển tốt hơn, nên dùng corticoid tại chỗ vì ít tác dụng phụ hơn đường uống.


- Ðiều trị bệnh nền để tránh tái phát (dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản, suy giảm miễn dịch v.v…).


2. Viêm xoang mãn


- Chúng ta cần lưu ý viêm xoang là một bệnh tự giới hạn ở trẻ 7-8 tuổi (Parson, Hotaling, Bluestone)


vì ở lứa tuổi này các bệnh nền đa số cũng tự giới hạn, những yếu tố nguy cơ giảm dần, sự phát triển cơ thể học và sinh lý học giúp cho xoang dẫn lưu tốt hơn, ngoài ra sức đề kháng của trẻ cũng tốt hơn nên điều trị nội là yêu cầu cần được thực hiện tối đa. Phác đồ điều trị cũng giống điều trị viêm xoang cấp.


- Nếu có phẫu thuật, cần áp dụng những phẫu thuật bảo tồn hơn là phẫu thuật triệ? căn, chỉ định phẫu thuật được áp dụng trong những trường hợp sau:


- Viêm xoang mạn không đáp ứng điều trị 4-6 tuần sử dụng kháng sinh tối đa.


- Viêm xoang mãn tái phát nhiều lần hơn 6 lần trong năm.


- Viêm xoang mạn kèm theo những bất thường cơ thể học.


- Phẫu thuật hỗ trợ cho điều trị nội khoa như:


* Nạo VA.


* Chọc rửa xoang.


* Mini FESS.


* FESS.


* Phẫu thuật triệt căn.


* Caldwelluc.


* Nạo sàng.


* Mở xoang bướm.


* Mở sàng hàm cắt polyp mũi.


+ Vai trò nạo VA còn đang bàn cãi. Lusk và Muntz đã chứng minh VA có một vai trò quan trọng trong viêm xoang nhất là khi nó gây tắc mũi. Takahashi thì chứng minh rằng tỷ lệ viêm xoang tái phát giảm hẳn ở những trẻ nạo VA.


+ Phẫu thuật cắt bán phần cuốn mũi dưới, xén vách ngăn có tác dụng làm thông thoáng mũi, giúp điều trị nội có kết quả hơn.


+ Mở lỗ thông mũi xoang ở khe dưới không có kết quả, vì dịch tiết chỉ đổ về lỗ thông xoang tự nhiên mà không đổ về ngách dưới.


VI. Kết luận


1. Như vậy điều trị bảo tồn là quan điểm xuyên suốt của điều trị viêm xoang ở trẻ em.


2. Ðiều trị nội khoa 3 tuần là thời gian thích hợp nhất cho một trẻ bị viêm xoang cấp với kháng sinh thích hợp ngay từ đầu.


3. Ðiều trị bệnh nền cần phải xét đến khi có tình trạng tái phát.


4. Phẫu thuật mũi xoang ở trẻ tốt nhất là P.T FESS nhằm bảo tồn sự thông thoáng của phức hợp lỗ thông mũi xoang.


5. Với viêm xoang mạn tính, nếu điều trị bảo tồn và điều trị bệnh nền từ 4-6 tuần không đáp ứng thì phải phẫu thuật.


BS. ÐẶNG HOÀNG SƠN



VIÊM MŨI XOANG TRẺ EM (Phần 2)

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

VIÊM MŨI XOANG TRẺ EM (Phần 1)

Viêm mũi xoang là một bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 6 tuổi, theo CDC Mỹ thì chẩn đoán viêm xoang ngày càng gia tăng ở trẻ em vì đây là hậu quả của viêm đường hô hấp trên (6,5%).


Theo khảo sát của BV. Nhi Ðồng I, tỷ lệ viêm xoang cấp ở trẻ vào khoảng 6,6% và bệnh tập trung ở trẻ dưới 6 tuổi.


Yếu tố nguy cơ của bệnh bao gồm suy giảm miễn dịch, rối loạn chức năng vận chuyển lông nhầy, dị ứng với môi trường xung quanh, trào ngược dạ dày thực quản, bất thường về cấu trúc giải phẫu bệnh, dị vật mũi, VA v.v…


Có rất nhiều quan điểm về chẩn đoán và điều trị, trong bài viết này chúng tôi xin được nêu một số vấn đề cần lưu ý.


viemmuixoangtreem


I. ÐỊNH NGHĨA


Viêm xoang là tình trạng viêm niêm mạc các xoang cạnh mũi, được coi như một biến chứng của viêm đường hô hấp trên.


- Viêm xoang cấp được phân biệt với viêm xoang mãn ở yếu tố thời gian của bệnh.


Viêm xoang cấp xảy ra khi có đợt khởi phát cấp tính của tình trạng nhiễm trùng với các triệu chứng kéo dài dưới 3 tuần, dưới 4 đợt trong năm (James A.Stankiewwicz & Andrew Hotaling).


- Viêm xoang mạn là một tình trạng viêm nhiễm tại xoang kéo dài trên 3 tháng, không đáp ứng với điều trị nội khoa tối đa, hoặc tình trạng viêm nhiễm tái phát trên 6 lần trong năm kèm theo có bất thường trên X-quang.


II. TRIỆU CHỨNG


1. Viêm xoang cấp: Hay gặp nhất là sự tồn tại các triệu chứng viêm đường hô hấp trên, thường những triệu chứng này tồn tại 5-7 ngày. Nếu kéo dài trên 10 ngày và kèm theo các triệu chứng sau thì phải nghĩ đến một tình trạng viêm xoang cấp đã xảy ra.


+ Sốt > 390C.


+ Thở hôi.


+ Ho nhiều về ban đêm.


+ Sổ mũi, mũi có mủ vàng hay xanh.


+ Nhức đầu.


+ Ðau vùng mặt, sau ổ mắt, đau răng, đau họng.


+ Có thể kèm theo viêm tai giữa cấp.


2. Viêm xoang mạn tính: Trong viêm xoang mạn tính, các triệu chứng không nghiêm trọng và kéo dài trên 3 tháng. Bệnh nhân thường có các triệu chứng sau:


+ Sốt từng đợt, sốt không cao.


+ Ðau họng tái phát.


+ Khan tiếng hay ho khạc, tình trạng nặng hơn vào ban đêm.


+ Nghẹt mũi, nước mũi chảy xuống họng.


+ Sưng vùng mặt.


+ Chảy máu cam.


+ Nhức đầu.


+ Ù tai, viêm tai giữa.


+ Nghẹt mũi không ngửi được mùi.


Khám bệnh nhân viêm xoang, chúng ta thường thấy:


+ Mũi có mủ, thường ở sàn mũi hay ở khe giữa.


+ Niêm mạc mũi phù nề sung huyết.


+ Mủ nhầy chảy xuống thành sau họng.


+ Ấn đau ở điểm xoang tương ứng.


(Còn tiếp)


BS. ÐẶNG HOÀNG SƠN



VIÊM MŨI XOANG TRẺ EM (Phần 1)

Những thói quen tốt phòng tránh viêm mũi dị ứng.

Bệnh viêm mũi, viêm xoang khi chuyển sang mãn tính luôn nỗi lo sợ và phiền toái của nhiều người.


Tuy nhiên, nếu có ý thức và nhận thức đúng đắn, chỉ cần bạn duy trì một thói quen tốt có thể phòng tránh và loại trừ các căn bệnh khó chịu này.


nhungthoiquentotphongtranhviemmuidiung


1. Giữ ấm:


Vào mùa lạnh bạn cần phải giữ ấm cơ thể đặc biệt là khu vực vùng cổ, ngực và mũi, không nên tắm nước lạnh. Đối với những ai phải làm việc quá khuya, dậy quá sớm cần lưu ý vì thời điểm này dễ bị cảm và dễ chuyển thành viêm mũi xoang.Tránh hít phải luồng không khí lạnh, khô một cách đột ngột, hoặc để mũi tiếp xúc trực tiếp với luồng gió máy lạnh, điều hòa đều có thể làm tổn thương, làm khô niêm mạc mũi xoang. Thực hiện một vài động tác giúp làm ấm vùng mũi vào buổi sáng: dùng hai bàn tay chụp lại hai bên vùng cánh mũi và miệng, tay xoa xoa tập thở ra hít vào, thực hiện như vậy chừng vài phút.


2. Bảo vệ mũi khỏi các tác nhân gây kích ứng.


Trong không khí có chứa rất nhiều những tác nhân xấu, gây kích ứng niêm mạc mũi như: bụi, khí thải, vi khuẩn, nấm mốc, khói thuốc lá, hóa chất, ….Cần tránh và hạn chế sự xâm nhập của các yếu tố này bằng cách sử dụng khẩu trang hoạt tính khi làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm, khi đi ra ngoài đường.


3. Vệ sinh vùng tai, mũi, họng.


Đường hô hấp trên nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì tạo điều kiện cho các vi khuẩn ký sinh sống và phát triển. Vì vậy cần vệ sinh họng, răng, miệng thật tốt: hàng ngày đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn và súc họng nước muối sinh lý. Khi bị viêm họng, viêm amidan, sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi,… cần phải khám và điều trị dứt điểm để tránh bệnh trở thành mãn tính dễ gây viêm xoang về sau.


4. Uống nhiều nước:


Uống nhiều nước để làm loãng chất tiết nhày, giúp dịch tiết mũi lỏng hơn, chất nhày thoát ra ngoài một cách dễ dàng hơn, tránh ứ đọng, gây viêm nhiễm.


5. Sử dụng thuốc hợp lý.


Không nên lạm dụng một số thuốc nhỏ mũi, xịt mũi vì có thể bị lệ thuộc thuốc, gây nhờn thuốc, nhỏ thuốc đúng liều để tránh những tác dụng phụ đi kèm. Ngoài ra, những người đã bị viêm xoang mãn tính nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý và đi khám sớm khi có những nghi nghờ biểu hiện của viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp.


Khi bị viêm xoang, viêm mũi bạn cũng thể xông mũi bằng nước ấm, nước muối hoặc nước có pha một chút tinh dầu như bạc hà…. giúp thông mũi. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng một cách an toàn từ một số bài thuốc nam chứa các vị dược liệu có tính ấm, tính kháng sinh tự nhiên, tác dụng tiêu viêm, tiêu độc, giúp thông thoáng đường thở, giảm sự ứ đọng dịch nhày ở mũi, hạn chế tạo các mủ xoang.


Nguồn 24h.



Những thói quen tốt phòng tránh viêm mũi dị ứng.

"Bắt thủ phạm" gây bệnh viêm xoang

Nếu bạn hay bị dị ứng thì hãy tránh xa những thứ có thể gây dị ứng như bụi, mối mọt, nấm mốc và gián.


1. Virus


Hầu hết các chứng viêm xoang đều bắt đầu từ một cơn cảm lạnh. Virus gây cảm lạnh có thể làm mô mũi sưng tấy, chặn các lỗ thông xoang.


Nếu bạn bị viêm xoang do virus thì thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng bởi chúng chỉ có thể tiêu diệt được vi khuẩn. Thuốc thông mũi sẽ làm bạn dễ chịu hơn nhưng đừng nên dùng quá 4 – 5 ngày để tránh bị phụ thuộc vào thuốc.


batthuphamgaybenhviemxoang1


Hầu hết các chứng viêm xoang đều bắt đầu từ một cơn cảm lạnh


Cách phòng tránh viêm xoang cũng giống như cảm lạnh và cúm: Hạn hãy tiêm phòng cúm, rửa sạch tay và không để cơ thể bị nhiễm lạnh.


2. Dị ứng


Bệnh viêm xoang thường đi kèm với chứng dị ứng. Nếu bạn hay bị dị ứng, cảm mạo thì hãy tránh xa những thứ có thể gây dị ứng như bụi, mối mọt, nấm mốc và gián. Thuốc kháng histamine hoặc nước muối xịt mũi kê đơn có thể làm giảm sưng tấy mãn tính.


3. Vi khuẩn


Nếu cơn cảm lạnh không được giải quyết trong 10 – 15 ngày, vi khuẩn có thể sẽ “vào cuộc”.


Theo William J.Hueston, Trưởng khoa Y học Gia đình (Đại học Y South Carolina, Mỹ), viêm nhiễm do vi khuẩn hiếm khi gây viêm xoang nhưng chúng lại là nguyên do dẫn tới nhiễm trùng thứ cấp. Các loại phổ biến là Streptococcus pneumoniae và Haemophilus influenzae. Những loại vi khuẩn này thường ẩn náu trong cơ thể, đợi thời cơ thích hợp là phát triển. Bạn có thể sử dụng thuốc thông mũi khi bị cảm để phòng bệnh. Còn nếu bạn đã viêm xoang do vi khuẩn, bạn có thể dùng kháng sinh để điều trị.


batthuphamgaybenhviemxoang2
Nếu cơn cảm lạnh không được giải quyết trong 10 – 15 ngày, vi khuẩn có thể sẽ “vào cuộc”.


4. Polyp


Thường phát triển từ các mô xoang hoặc mũi, Polyp (một dạng u, bướu) ở mũi làm khoang xoang bị chặn, ngăn chất nhầy thoát ra ngoài và dẫn tới viêm xoang.


Polyp còn làm cản trở đường hô hấp, gây đau đầu ở người bệnh. Muốn điều trị, người bệnh sẽ phải sử dụng thuốc xịt mũi steroid hoặc steroid dạng thuốc uống. Nếu vẫn không hiệu quả, người bệnh có thể phải phẫu thuật.


5. Ô nhiễm môi trường


Các tác nhân gây dị ứng trong không khí như bụi, không khí ô nhiễm và các mùi hương nồng như nước hoa có thể làm bạn bị ho, sưng tấy mũi, dẫn tới viêm nhiễm và tăng nguy cơ mắc viêm xoang. Vì thế, bạn nên tránh xa các tác nhân gây hại trên để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.


6. Bơi, lặn


Nếu bạn dễ bị viêm xoang hoặc sung huyết thì nên tránh tiếp xúc lâu với nước trong bể bơi bởi clo có thể làm sưng tấy trong khoang mũi. Ngoài ra, áp suất khi lặn cũng có thể đẩy nước vào vùng xoang và làm viêm nhiễm các mô.


7. Nấm


“Nấm là nguyên do bất thường nhất gây viêm xoang”, BS Hueston cho biết. Chúng thường xuất hiện ở những người có hệ miễn dịch yếu. Khi hệ miễn dịch yếu, nấm có thể phát triển, đặc biệt là ở môi trường ẩm, tối như khu vực xoang. Để điều trị, người bệnh có thể phải phẫu thuật loại bỏ nấm hoặc sử dụng các phương pháp trị liệu chống nấm.



"Bắt thủ phạm" gây bệnh viêm xoang