Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Viêm xoang mạn tính có nên chữa bằng Đông y?

Hỏi: Con trai em năm nay 11 tuổi, từ nhỏ đến giờ cháu rất hay ốm (hồi nhỏ bị VA, amidan, đã nạo VA, cắt amidan), từ đó lại bị viêm mũi xoang mạn tính (thường xuyên tắc mũi và sổ mũi). Em có đưa cháu đi khám chữa nhiều nơi nhưng không khỏi, vậy có nên cho cháu chữa bằng Đông y? (Hienphamthi35@yahoo.com).


Trả lời: PGS, TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh – Nguyên giám đốc bệnh viện Tai-mũi-họng trung ương.


Về bệnh viêm mũi xoang mạn như bạn nói trong thư đã điều trị nhiều nơi không khỏi cũng là điều dễ hiểu vì các bác sĩ thường nói “lai rai như tai mũi họng” mà.


Mặc dù cháu đã được cắt amidan và nạo VA nhưng hiện nay thường xuyên ngạt tắc mũi, nguyên nhân có thể do polyp mũi hoặc do dịch mủ tiết từ các xoang bị viêm chảy ra. Vì ở tuổi của cháu, hệ thống xoang cũng đang hình thành, đến 20 tuổi mới hoàn thiện nên điều trị viêm mũi xoang chủ yếu bằng nội khoa: kháng sinh toàn thân kết hợp với thuốc chống viêm, giảm phù nề, chống dị ứng…


Tại chỗ dùng các thuốc nhỏ mũi nhóm co mạch, chống viêm, giảm xuất tiết để làm thông thoáng lỗ dẫn lưu xoang. Nếu ngạt mũi do polyp có thể phẫu thuật cắt polyp sẽ hết ngạt. Tuy nhiên, chỉ định phẫu thuật xoang chỉ đặt ra khi điều trị nội khoa sau 6 tháng thất bại hoặc có những biến chứng của xoang.


Viêm mũi xoang thường gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng nên việc điều trị theo Đông y cũng có kết quả nhất định, vì vậy bạn có thể cho cháu điều trị kết hợp Đông – Tây y. Quan trọng phải tránh các yếu tố ô nhiễm, dị ứng như hít khói thuốc lá thụ động, khói bếp than, môi trường sống chật chội, ô nhiễm từ khói của khu công nghiệp…



Viêm xoang mạn tính có nên chữa bằng Đông y?

Cây giao có chữa được viêm xoang?

Hỏi: Tôi nghe nói cây giao hay còn gọi là cây xương cá chữa viêm xoang mãn tính rất hiệu quả. Xin hỏi bác sĩ điều đó có đúng không, cách điều trị như thế nào? Xin bác sĩ cho biết thêm một số phương pháp Đông y trị bệnh này? (Minh Trung, Đồng Tháp).


Trả lời - PGS, TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh – Nguyên giám đốc bệnh viện Tai-mũi-họng trung ương.


Cây xương cá từ lâu đã được dùng để điều trị các bệnh viêm nhiễm vùng mũi họng với cách thức dùng nước cốt tươi (hái lá về giã và vắt lấy nước), rồi lấy nước đó nhỏ vào tai. Hiệu quả cũng rất tốt với trường hợp chảy mũi, tuy nhiên, cây thuốc này chưa được nghiên cứu. Đây chỉ là cách lưu truyền dân gian, vì vậy, việc áp dụng cần lưu ý và cẩn thận.


cay-giao-co-chua-duoc-benh-viem-xoang-khong


Bạn có thể tham khảo thêm một số sản phẩm thuốc thảo dược trị viêm xoang hiệu quả như Thông xoang tán Nam Dược kết hợp cùng thuốc xịt mũi Thông xoang Nam Dược. Với phương pháp điều trị bằng thuốc thảo dược, bạn nên kiên trì sử dụng thuốc đều đặn trong vòng 3 tháng trở lên, như vậy sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, thuốc có tính an toàn cao nên ít gây tác dụng phụ.


 



Cây giao có chữa được viêm xoang?

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Thương Nhĩ Tử trị viêm mũi viêm xoang

Môi trường ô nhiễm, các bệnh lý mũi xoang như viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mãn tính… rất thường gặp và ngày càng gia tăng.


Hiện nay có nhiều loại thuốc mới có tính an toàn và tính hiệu lực ngày càng cao, y học hiện đại đã đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc phòng chống các bệnh về mũi xoang.


thuong-nhi-tu-tri-viem-mui-viem-xoang


Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, trong không ít trường hợp, kết quả trị liệu bằng tân dược vẫn chưa làm cho người bệnh và thầy thuốc thực sự hài lòng. Bởi vậy, việc chọn lọc, kế thừa, nghiên cứu và phát triển các phương thuốc đông y để phòng chống các bệnh mũi xoang là hết sức cần thiết. Một trong những bài thuốc cổ nổi tiếng trong lĩnh vực này là Thương nhĩ tử tán.


Phương thang này do y gia trứ danh Nghiêm Dụng Hoà, tự Tử lễ, người Giang Tây, Trung Quốc sáng chế và được ghi lại trong trước tác Tế sinh phương nổi tiếng của Ông với thành phần đơn giản gồm: Thương nhĩ tử, tân di, bạch chỉ, bạc hà.


Thương nhĩ tử tán có công dụng tán phong hàn, thông tỵ khiếu (làm thông mũi), chỉ đầu thống (chống đau đầu), thường được dùng để trị các chứng bệnh về mũi xoang như Tỵ cừu (chảy nước mũi trong và hắt hơi nhiều), Tỵ tắc (ngạt mũi), Tỵ thế (chảy nước mũi), Tỵ trất (Ngạt mũi), Tỵ uyên (chảy nước mũi tanh hôi kéo dài)…, tương ứng với y học hiện đại là các bệnh nhưviêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mãn tính.


Trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm sử dụng Thương nhĩ tử tán, tiến hành gia giảm hợp lý và bằng công nghệ hiện đại, nhiều loại đông dược thành phẩm trị các bệnh lý viêm mũi xoang đã ra đời dưới các dạng bào chế hiện đại, trong đó phải kể đến sản phẩm viên nang của Công ty CP dược Trung ương Mediplantex.

Sản phẩm này lấy Thương nhĩ tử tán làm hạt nhân và gia thêm bạch truật để bổ khí kiện tỳ, táo thấp hóa đàm; hoàng kỳ bổ khí tiêu viêm, trừ mủ; phòng phong khu phong giải biểu, trừ thấp chỉ thống và đặc biệt là kim ngân hoa có công dụng thanh nhiệt giải độc, kháng khuẩn tiêu viêm, giải mẫn cảm và chống dị ứng. Hai vị thuốc bổ, hai vị thuốc công, công bổ kiêm trị, phối hợp tinh tế, làm tăng công năng trị liệu viêm mũi, viêm xoang của Thương nhĩ tử tán, khiến sản phẩm của Công ty CP dược Trung ương Mediplantex đã và đang chiếm được lòng tin của các bệnh nhân.


Th.s Hoàng Khánh Toàn



Thương Nhĩ Tử trị viêm mũi viêm xoang

Điều trị và chăm sóc trẻ bị ho như thế nào?

Khi trẻ bị ho, cha mẹ không nên quá lo lắng . Điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu kỹ nguồn cơn ho của bé để tìm ra cách điều trị hiệu quả.


Có thể trẻ chỉ đơn thuần bị ho gió, ho cảm chút xíu. Như vậy cũng không đáng lo ngại, có thể để cho trẻ ho vì ho này chỉ là bộc phát, sẽ rất nhanh tự khỏi.


Đa số khi thấy trẻ bị ho đêm, các bậc phụ huynh thường áp dụng một số các bài thuốc dân gian để giúp trẻ bớt ho. Có thể hấp mật ong với quất, mật ong với lá húng chanh, lá hẹ… chắt lấy nước cho con uống ngày 3 – 4 lần. Những cách này giúp cho trẻ giảm ho hiệu quả và lành tính. Nhưng chỉ nên áp dụng với trẻ bị ho nhẹ.


Trong trường hợp trẻ bị ho tím tái ở môi, ở đầu ngón tay, ngón chân và khó thở (thở nhanh, dồn dập trên 60 lần/phút), có tiếng khò khè và co kéo cơ hô hấp ở cổ xuống sườn là những trường hợp nặng, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay.


Khó thở luôn là dấu hiệu báo động, phải cần đưa bé đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở khám chữa bệnh gần nhất.



Điều trị và chăm sóc trẻ bị ho như thế nào?

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Biểu hiện đặc trưng của viêm đường hô hấp cấp ở trẻ

Các biểu hiện lâm sàng của viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em rất đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau. Thông thường trẻ bắt đầu với các triệu chứng ho, sốt, chảy mũi, nghẹt mũi, rồi sau đó là thở nhanh, cánh mũi phập phồng, nặng hơn nữa là nhìn thấy lồng ngực bị rút lõm trong khi thở vào, thở rít, tím tái. Nếu không được xử trí kịp thời trẻ có thể hôn mê, co giật…hoặc thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ.


Biểu hiện đặc trưng khi trẻ bị viêm đường hô hấp cấp tính


Một đặc điểm cần lưu ý là diễn biến của trẻ từ mức độ nhẹ sang nặng rất nhanh do đó việc đánh giá, phân loại, xác định điều trị kịp thời là rất quan trọng.


Tùy theo vị trí, tác nhân gây bệnh, lứa tuổi và cơ địa của trẻ mà bệnh biểu hiện với nhiều mức độ khác nhau, những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính thường gặp ở trẻ bao gồm:


1. Viêm mũi họng do vi rút: sau khi tiếp xúc với vi rút gây bệnh 1-2 ngày, trẻ bắt đầu với triệu chứng sốt, nhức đầu, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi. Ho xuất hiện sau 4-5 ngày do họng bị kích thích. Trẻ nhỏ có thể bị đau bụng, nôn ói, tiêu chảy. Bệnh sẽ khỏi trong khoảng 5-7 ngày.


2. Viêm mũi xoang cấp: bệnh tương tự như viêm mũi họng cấp nhưng các triệu chứng có khuynh hướng giảm nhẹ rồi nặng hơn sau một tuần. Bé ngạt mũi, sổ mũi kéo dài. Nước mũi thường chuyển sang màu trắng đục, xanh hoặc vàng. Trẻ thường quấy khóc nhiều, nếu đã biết nói, trẻ có thể than nhức đầu, đau sau hốc mắt, nặng mặt, khô rát họng.


3. Viêm họng cấp: vi khuẩn sẽ được xem là “thủ phạm” nếu tình trạng sốt, ho, nuốt đau không tự giới hạn hoặc trở nên nặng hơn sau 5-7 ngày.


4. Viêm Amygdale: thường do vi khuẩn, bệnh thường gặp ở trẻ lớn 2 – 6 tuổi, bệnh thường gây sốt cao, Amygdale lớn quá thường gây khó khăn cho việc ăn uống và quá trình hô hấp của trẻ.


5. Viêm VA: thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ nhỏ 2 tháng – 2 tuổi, chảy mũi, nghẹt mũi kéo dài là dấu hiệu điển hình của bệnh.


6. Viêm thanh thiệt cấp: độ tuổi mắc bệnh thường trong khoảng 2 – 6 tuổi, chủ yếu ở lứa tuổi lên ba. Bệnh đặc trưng là sốt cao, nuốt đau, họng ứ đọng nhiều nước bọt, nổi hạch hai bên cổ, thay đổi giọng nói, mất tiếng, ho khan hoặc ho đàm, khó thở…Bệnh thường diễn tiến nhanh và nặng, trẻ có khả năng tử vong do suy hô hấp, nhiễm trùng, nhiễm độc.


7. Viêm thanh quản và viêm thanh khí phế quản cấp: thường gặp ở trẻ từ 6 tháng – 6 tuổi, phổ biến nhất ở trẻ 2 tuổi. Bệnh khởi phát với những triệu chứng viêm mũi họng thông thường, trẻ bắt đầu khàn tiếng, tắt tiếng, khò khè, thở rít, co lõm hõm ức và lồng ngực. Trẻ ho rất nhiều, tiếng ho ong óng như chó sủa. Trẻ có thể khó thở, thở nhanh, thở ồn ào, co kéo cơ hô hấp phụ, vã mồ hôi, tím tái, lơ mơ và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.


8. Viêm phổi: xảy ra ở mọi lứa tuổi nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn nhất là vi khuẩn Hib và phế cầu khuẩn, bệnh biểu hiện sớm nhất với dấu hiệu thở nhanh bất thường, ho kèm khò khè nếu xuất tiết nhiều đàm nhớt ở đường hô hấp, một số trẻ có thể bị sốt cao, thở mệt, lừ đừ, bệnh có thể gây tử vong cho trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực.



Biểu hiện đặc trưng của viêm đường hô hấp cấp ở trẻ